• Tiếng Việt
  • Tiếng Anh

Thông tin mới

ĐỔI MỚI TRONG VIỆC NGHIÊN CỨU TẠO GIỐNG TẠI TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU BÒ VÀ ĐỒNG CỎ BA VÌ

      Ở Việt Nam trong suốt những thẩm kỷ qua, nhiều hướng nghiên cứu tạo giống đã được triển khai và đã cho những thành quả khả quan. Mặc dù vậy, việc tạo ra đàn bò thịt có chất lượng cao, hiệu quả kinh tế thiết thực. Đồng thời phù hợp với điều kiện chăn nuôi ở nước ta thì việc lựa chọn các hướng lai giống mới là cần thiết. Đặc biệt là các tổ hợp lai này phải tạo ra được con lai có chất lượng cả về sinh sản, cả về chất lượng thịt. Do đó, việc nghiên cứu tạo giống mới đột phá không theo từ những giống bò có tiềm năng như Senepol, lai Zebu, Brahman là điều cần thiết.
      Xuất phát từ yêu cầu thực tế, trên cơ sở các căn cứ khoa học cụ thể với mục tiêu tạo được giống bò thịt thích hợp để nuôi sinh sản và thương phẩm cho hiệu quả kinh tế cao trong điều kiện Việt Nam.    Đồng thời đưa ra được các quy trình chăm sóc nuôi dưỡng phù hợp cho đàn bò mới tạo ra. Từ tháng 1/2020 Trung tâm Nghiên cứu Bò và Đồn cỏ Ba Vì tiến hành triển khai đề tài “Nghiên cứu tạo bò lai hướng thịt giữa tinh bò Senepol thuần với bò cái lai Zebu, Brahman thuần” do ThS. Trần Thị Loan làm chủ trì. Dựa trên những đặc tính tốt của bò Senepol, bò lai Zebu và bò Brahman, các tổ hợp lai này sẽ tạo ra các con lai chất lượng tốt, mang lại hiệu quả kinh tế cao. Đề tài sẽ được tiến hành xuyên suốt từ khi tạo giống, nghiên cứu chế độ nuôi dưỡng phù hợp cho từng nhóm con lai tạo ra để đưa ra quy trình chăm sóc nuôi dưỡng từ sơ sinh đến khi trưởng thành. Ngoài việc đánh giá các chỉ tiêu như sinh trưởng, sinh sản thì đề tài cũng sẽ tiến hành đánh giá chất lượng thịt của con lai thương phẩm và khả năng sinh sản của con lai nuôi sinh sản.
       Với đội ngũ cán bộ nghiên cứu có trình độ cao, có nhiều kinh nghiệm trong công tác nghiên cứu và thực tiến. Đề tài thành công sẽ là bước khởi đầu quan trọng trong việc hình thành và lựa chọn hướng tạo giống bò thịt mới ở Việt Nam trong trung hạn và dài hạn.
       Thành quả đạt được sau 4 năm vất vả cố gắng
        Bắt đầu từ tháng 1 năm 2017, Trung tâm Nghiên cứu Bò và Đồng cỏ Ba Vì đã chủ trì và thực hiện đề tài “Nghiên cứu chế độ nuôi dưỡng thích hợp nhằm hạn chế các bệnh rối loạn trao đổi chất ở bò sữa” do TS. Ngô Đình Tân chủ trì.
        Đề tài được triển khai với 3 nội dung chính để đánh giá và đưa ra các giải pháp giảm thiểu bệnh do rối loạn trao đổi chất gây lên. Đề tài đã tiến hành khảo sát ở 2 miền Bắc và miền Nam về tình hình và nguyên nhân gây ra các bệnh do rối loạn trao đổi chất gây lên. Nhóm nghiên cứu cũng đã tiến hành 12 thí nghiệm và tìm ra giải pháp phù hợp giảm thiểu các bệnh axit dạ cỏ, ketosis và hạ canxi huyết ở bò sữa cao sản. Đồng thời cũng đã đánh giá được hiệu quả của các giải pháp này thống qua 2 mô hình tại miền Bắc và miền Nam.
        Từ các các kết quả nghiên cứu các nội dung của đề tài, đề tài đã có những đóng góp chính sau:
1. Đã phân tích được hiện trạng về chế độ nuôi dưỡng và tình hình mắc bệnh rối loạn trao đổi chất ở bò tại các khu vực được khảo sát, cụ thể là:
– Thức ăn của đàn bò sữa khá đa dạng gồm thức ăn thô, thức ăn tinh, thức ăn bổ sung năng lượng, protein và bổ sung các loại khoáng, men, … mà ít sử dụng các chất phụ gia để tăng cường hiệu quả sử dụng thức ăn và giảm một số bệnh trao đổi chất như axit dạ cỏ, ketosis và hạ canxi huyết ở bò sữa.
– Chế độ nuôi dưỡng đàn bò khá hợp lý đảm bảo đủ nhu cầu dinh dưỡng cho bò ở từng giai đoạn sinh lý khác nhau. Bò được cho ăn đầy đủ dinh dưỡng với phương thức cho ăn từ ≥2 lần/ngày. Mặc dù hình thức cho ăn tinh-thô riêng rẽ vẫn còn chiếm ≥36,63%. Ở miền Nam tỷ lệ các trang trại sử dụng thức ăn dạng TMR là 56,34%, ở miền Bắc chỉ chiếm một tỷ lệ không đáng kể (0,9%).
– Thời gian mắc bệnh axit dạ cỏ chủ yếu ở đầu kỳ tiết sữa với tỷ lệ từ 0,96 đến 24,45% ở miền Bắc và từ 3,13 đến 14,05% ở miền Nam; Bệnh ketosis chủ yếu xảy ra ở những tuần đầu tiên sau khi đẻ với tỷ lệ từ 0,48 đến 6,22% (miền Bắc), từ 0,73 đến 4,15% (miền Nam). Bệnh hạ canxi huyết thường xảy ra ở những ngày xung quanh lúc đẻ với tỷ lệ từ 1,2 đến 9,09% ở miền Bắc và miền Nam từ 1,91 đến 4,78%.
– Nguyên nhân của bệnh axit dạ cỏ thông thường do bò cho ăn chế độ ăn thức ăn tinh-thô riêng rẽ, ở khẩu phần có từ 50% thức ăn tinh trở lên; Bệnh ketosis thường xảy ra ở chế độ ăn có mật độ năng lượng thấp chưa đủ nhu cầu cho sản xuất ở giai đoạn sau khi đẻ; Bệnh hạ canxi huyết thường xảy ra ở thời điểm xung quanh lúc đẻ và ở bò có năng suất cao và được ăn chế độ ăn DCAD cao ở giai đoạn cạn sữa.
2. Từ các kết quả thí nghiệm trên đàn bò sữa, đề tài đã xác định được các chế độ ăn, chế độ bổ sung các chất khoáng đa vi lượng, các loại hỗn hợp muối cation – anion, các hỗn hợp chất cao phân tử, các hỗn hợp chất đệm nhằm hạn chế bệnh axit dạ cỏ, ketosis và hạ canxi huyết ở bò. Cụ thể là:
– Để hạn chế bệnh axit dạ cỏ, bò cần cho ăn thức ăn dạng TMR đảm bảo đủ dinh dưỡng theo NRC (2001) và Đinh Văn Cải và cs. (2015); cho ăn nhiều lần trong ngày; và bổ sung hỗn hợp chất đệm có chứa: NaHCO3 (13%); Na2CO3.3H2O2 (13%); MgSO4.7H2O (6%); Ca(MgCO3) (26%); CaCO3 (12%); K2CO3 (30%) từ 100 đến 150 g/con/ngày trong thời gian bò được cho ăn khẩu phần thức ăn tinh ≥40%.
– Để hạn chế bệnh ketosis, bò cần cho ăn thức ăn dạng TMR đảm bảo đủ dinh dưỡng theo NRC (2001) và Đinh Văn Cải và cs. (2015); ở thời điểm ngay sau khi đẻ đến khoảng 60 ngày bổ sung khoảng 350 g/con/ngày hợp chất propylene glycol, hoặc khoảng 250 g/con/ngày calcium propionate; hoặc từ 80 đến 120 g/con/ngày hỗn hợp có chứa: calcium propionate (59,05%), sodium propionate (40,74%), magan (0,165) and CuSO4 (0,05%).
– Để hạn chế bệnh hạ canxi huyết, bò cần cho ăn thức ăn dạng TMR đảm bảo đủ dinh dưỡng theo NRC (2001) và Đinh Văn Cải và cs. (2015); ở khoảng 2 tuần trước khi bò đẻ bổ sung từ 200 đến 300 g/con/ngày hỗn hợp có chứa: Magnesium sulphate (MaSO47H2O) (34%), Ammonium Chloride (NH4Cl) (59%), Ammonium sulphate (NH4)2SO4 )(1,5%), Bột đá vôi (CaCO3) (5,5%); hoặc ở thời gian 30 ngày sau khi đẻ, bổ sung từ 100 đến 150 g/con/ngày hỗn hợp muối khoáng có chứa: 50% Canxi propionate, 45% muối sodium propionate, 0,15% Cacbonat mangan, 0,05% CuSO4 và 15,3% bột xương.
3. Xác định chế độ nuôi dưỡng bò sữa theo giai đoạn để giảm các bệnh rối loạn trao đổi chất ở bò sữa. Cụ thể là:
– Ở giai đoạn 100 ngày đầu kỳ tiết sữa, bò cần cho ăn thức ăn dạng TMR đảm bảo đủ dinh dưỡng theo NRC (2001) và Đinh Văn Cải và cs. (2015); cho ăn rải rác trong ngày; bổ sung các chất đệm như NaHCO3 (13%); Na2CO3.3H2O2 (13%); MgSO4.7H2O (6%); Ca(MgCO3) (26%); CaCO3 (12%); K2CO3 (30%) từ 100 đến 150 g/con/ngày.
– Ở giai đoạn giữa và cuối kỳ tiết sữa, bò cần cho ăn thức ăn dạng TMR đảm bảo đủ dinh dưỡng theo NRC (2001) và Đinh Văn Cải và cs. (2015); cho ăn rải rác trong ngày; bổ sung các chất đệm như NaHCO3 (13%); Na2CO3.3H2O2 (13%); MgSO4.7H2O (6%); Ca(MgCO3) (26%); CaCO3 (12%); K2CO3 (30%) từ 100 đến 150 g/con/ngày trong vòng từ ngày thứ 200 đến ngày thứ 260 của kỳ tiết sữa.
– Ở giai đoạn 60 ngày cạn sữa cần chi ra làm 2 thời kỳ (ngày thứ 60 đến ngày 20 trước khi đẻ và ngày thứ 21 đến ngày đẻ): bò cần cho ăn thức ăn dạng TMR đảm bảo đủ dinh dưỡng theo NRC (2001) và Đinh Văn Cải và cs. (2015); trước khi đẻ 21 ngày bổ sung thêm hỗn hợp (Magnesium sulphate (MaSO47H2O) (34%), Ammonium Chloride (NH4Cl) (59%), Ammonium sulphate (NH4)2SO4)(1,5%), Bột đá vôi (CaCO3) (5,5%)) với liều lượng từ 200 đến 300 g/con/ngày.
4. Từ các kết quả thí nghiệm nuôi bò sữa theo giai đoạn sinh lý (đầu chu kỳ, giữa và cuối chu kỳ, giai đoạn cạn sữa), đề tài đã tiến hành xây dựng mô hình ứng dụng nuôi bò sữa theo giai đoạn ở miền Bắc và miền Nam. Các kết quả này cho thấy đàn bò sữa của lô thí nghiệm đã hạn chế được trên 80% bệnh rối loạn trao đổi chất (axit dạ cỏ, ketosis và hạ canxi huyết), đồng thời tăng được từ 10% năm suất sữa trở lên ở nhóm bò tiết sữa so với đối chứng.
5. Hiệu quả về kinh tế xã hội:
Khi bò bị mắc bệnh axit dạ cỏ, ketosis, và hạ canxi huyết thường giảm sản lượng sữa đột ngột, giảm chất lượng sữa, tăng chi phí nhân công cho việc chăm sóc và chi phí thú y. Việc giảm được tỷ lệ các bệnh này sẽ góp phần duy trì khả năng sản xuất sữa của bò đồng thời giảm thiểu các chi phí về thú y. Ước tính một bò sữa bị bệnh giảm đi 10% năng suất sữa, chi phí cho mỗi ca điều trị là 2 triệu đồng và khoảng 500 ngàn đồng tiền chi phí nhân công phát sinh. Tính tổng thiệt hại của bò bị bệnh có thể lên tới (5500 kg – 10% = 550 kg sữa x 12.000 = 6.600.000 đ + 2.000.000 thuốc thú y + 500.000 đ công = 8.650.000 đồng). Chưa kể khi bò bị bệnh quá nặng sẽ dẫn đến loại thải thì thiệt hại còn hơn nhiều.
Các thông tin, các bài báo khoa học và các phương thức nuôi dưỡng đàn bò sữa là các sản phẩm của đề tài sẽ là nguồn tài liệu tham khảo thực tế chăn nuôi bò sữa cao sản để hạn chế các bệnh axit dạ cỏ, ketosis và hạ canxi huyết. Đồng thời cũng là nguồn tài liệu tham khảo phục vụ công tác nghiên cứu cho sinh viên các trường đại học, cao đẳng chuyên ngành trong nước. 03 chế độ nuôi dưỡng bò có nguy cơ bị axit dạ cỏ, ketosis và hạ canxi huyết và 03 chế độ nuôi dưỡng bò sữa cao sản theo giai đoạn khi được áp dụng vào thực tế chăn nuôi bò sữa sẽ góp phần làm giảm bệnh rối loạn trao đổi chất ở bò đồng thời cải thiện số lượng sữa sản xuất ra.
       Đề tài đã được triển khai đúng tiến độ đề ra, đảm bảo đủ các nội dung theo đúng như bản thuyết minh được phê duyệt.
       Các kết quả của đề tài có ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiên cao đã được áp dụng vào thực tế chăn  nuôi bò sữa và đã mang lại hiệu quả đích thực cho người chăn nuôi.
Các sản phẩm khoa học của đề tài phản ánh trung thực các kết quả nghiên cứu của đề tài, có chất lượng tốt được phản biện và đã được đăng trên các tạp chí chuyên ngành trong nước.
Sản phẩm của đề tài đã được Hội đồng nghiệm thu và Cục Chăn nuôi ban hành.
Hội đồng nghiệm thu cấp Bộ đã kết luận là “Đề tài đã hoàn thành đầy đủ về chủng loại, số lượng và chất lượng sản phẩm theo yêu cầu. Riêng số lượng bài báo vượt yêu cầu (vượt 5 bài)”.
                                                                                                           Tác giả: TS. Tăng Xuân Lưu,
                                                                                                           TS. Ngô Đình Tân

 

 

MUA HẠT GIỐNG CỎ LIÊN HỆ SĐT 0363145282. TƯ VẤN VỀ BÒ GIỐNG LIÊN HỆ 0912233974.TƯ VẤN KHÓA HỌC THỤ TINH NHÂN TẠO LIÊN HỆ 0974045596 HOTLINE: 0983666586