• Tiếng Việt
  • Tiếng Anh

Tin tức

GIẢM KHÁNG SINH TRONG CHĂN NUÔI

(Người Chăn Nuôi) – Giải pháp được hầu hết các quốc gia cùng thực hiện để giảm rủi ro kháng kháng sinh là cắt giảm sử dụng kháng sinh ở thuốc chữa bệnh cho người và trong chăn nuôi.

Một lệnh cấm hoàn toàn sử dụng kháng sinh trong chăn nuôi nói chung, cho đến nay vẫn chưa thể thực hiện được. Do đó, tới nay, ngành chăn nuôi trên thế giới chỉ đặt ra mục tiêu giảm sử dụng kháng sinh xuống mức thấp nhất thông qua con đường thức ăn và quản lý thực hành chăn nuôi.

Chỉ riêng trong ngành chăn nuôi heo, giảm sử dụng kháng sinh cũng được coi là một mục tiêu quan trọng giúp giải quyết các vấn đề liên quan đến mầm bệnh do vi khuẩn kháng thuốc ở con người. Nhưng nhiều trại nuôi không thể đoạn tuyệt với kháng sinh vì liên quan đến phúc lợi động vật và chi phí. Main et al (2010) đã so sánh chăn nuôi không kháng sinh (AFP) với chăn nuôi truyền thống gồm 108.000 con heo AFP và 611.000 con heo nuôi thông thường, toàn bộ đều có nguồn gốc từ cùng một heo nái. Những con heo AFP cai sữa muộn hơn những con heo truyền thống 5 ngày, và cần không gian sàn chuồng rộng lớn hơn những con heo thông thường. Điều quan trọng, tỷ lệ tăng trưởng của heo AFP kém hơn và tỷ lệ chết cũng cao hơn. Các nhà nghiên cứu đã tính toán chi phí phụ trội của những con heo AFP khoảng 11 USD/heo khi bán ra thị trường, và hầu hết chi phí dồn lại vào thời điểm trước khi heo đạt 23 kg.

Do đó, cho đến nay, người chăn nuôi thông thái vẫn lựa chọn giải pháp giảm kháng sinh (RAU), thay vì không kháng sinh (AFP). Tuy nhiên, để đạt mục tiêu chăn nuôi giảm thiểu kháng sinh cũng phải tiếp cận đa chiều như gen di truyền, quản lý sức khỏe, thiết kế và điều hành chuồng trại, con giống và dinh dưỡng. Đứng đầu danh sách hạng mục cần phải cải tiến trong một hệ thống nuôi giảm thiểu kháng sinh vẫn là xây dựng các tiêu chuẩn vệ sinh, bao gồm an toàn sinh học tốt hơn. Giảm tình trạng vật nuôi tiếp xúc với mầm bệnh cũng là yếu tố quan trọng đảm bảo thành công của hệ thống chăn nuôi giảm kháng sinh.

Ảnh minh họa

Công thức và các thành phần thức ăn cũng là yếu tố quan trọng trong hệ thống chăn nuôi giảm kháng sinh (RAU). Hiện, các trang trại chăn nuôi giảm kháng sinh có xu hướng ngày càng chú trọng các thành phần thức ăn chức năng vì hiệu quả của chúng lên kết cấu và chức năng của mô đường ruột, hệ vi khuẩn, sự mất cân bằng ôxy hóa và chức năng miễn dịch. 

Ngoài ra, cần cân nhắc các vấn đề giảm thiểu áp lực dinh dưỡng lên vật nuôi, đặc biệt chú trọng sức khỏe đường ruột. Ví dụ, dư thừa protein trong khẩu phần ăn sẽ thúc đẩy heo con sau cai sữa dễ bị bệnh tiêu chảy. Kẽm cũng được chứng minh là có lợi ích lớn trong kiểm soát dịch tiêu chảy khi cho ăn ở hàm lượng 2,4/kg trong thời gian không quá 2 tuần sau cai sữa. Ngoài ra, hàm lượng ô xít kẽm nên giảm 50% trong tuần thứ 2 để đạt hiệu suất tăng trưởng tối đa. Các axit hữu cơ, như citric, fumaric, propionic, formic, lactic và benzoic cũng được sử dụng trong hệ thống RAU. Trong chăn nuôi heo giảm thiểu kháng sinh, axit hữu cơ là phụ gia thức ăn được sử dụng phổ biến nhất.

Để giảm kháng sinh, người chăn nuôi cần cân nhắc các lợi khuẩn như probiotic, prebiotic gồm vi khuẩn sống, thường là axit lactic, lacillys và một số nấm men. Các thành phần này cũng có tác dụng làm suy yếu sự bám dính của vi khuẩn trên thành ruột, và ức chế sản sinh độc tố do vi khuẩn, tăng sinh các lợi khuẩn Lactobacillus spp và Bifidobacterium spp và ức chế mầm bệnh.

 
 Giáo sư JF Patience – Khoa Công nghệ Chăn nuôi, Đại học Iowa State
 Nguồn: Tạp chí Người chăn nuôi
 

 

 

MUA HẠT GIỐNG CỎ LIÊN HỆ SĐT 0363145282. TƯ VẤN VỀ BÒ GIỐNG LIÊN HỆ 0912233974.TƯ VẤN KHÓA HỌC THỤ TINH NHÂN TẠO LIÊN HỆ 0974045596 HOTLINE: 0983666586