• Tiếng Việt
  • Tiếng Anh

Tin tức

KIỂM SOÁT HIỆU QUẢ NGUYÊN LIỆU TRONG THỨC ĂN TỰ TRỘN

(Người Chăn Nuôi) – Với nhu cầu cạnh tranh của thị trường và đòi hỏi phát triển kỹ thuật chăn nuôi, sau một thời gian ngắn, TĂCN tự trộn dần khẳng định được vị trí và bước sang giai đoạn phát triển rộng khắp. Hiện, số lượng các trang trại sử dụng TĂCN tự trộn đang tăng lên hàng ngày và xuất hiện ở mọi vùng chăn nuôi trên cả nước. Tuy nhiên, sử dụng TĂCN tự trộn tiềm ẩn nhiều nguy cơ rủi ro đòi hỏi người nuôi cần nắm vững các kiến thức về dinh dưỡng, công thức và kỹ thuật.

Lợi ích của thức ăn tự trộn

Trong vài năm trở lại đây, giá gia súc, gia cầm trên thị trường thường xuyên biến động thất thường. Tuy nhiên, giá các loại thức ăn chăn nuôi và thuốc thú y lại không giảm mà chỉ tăng. Để có lãi, người chăn nuôi buộc phải giảm chi phí đầu vào càng nhiều càng tốt. Một trong những giải pháp được ưu tiên hàng đầu là sử dụng thức ăn tự trộn. Bởi giải pháp này đã mang lại nhiều lợi ích cho người nuôi:

  • TĂCN tự trộn được đánh giá là tiết kiệm chi phí rất lớn cho người chăn nuôi. Ước tính mỗi trại chăn nuôi có thể tiết kiệm 10 – 20% chi phí thức ăn, khi sử dụng thức ăn tự trộn thay thế thức ăn công nghiệp.
  • Hoàn toàn chủ động lựa chọn nguyên liệu trong công thức, có thể thay đổi theo mùa thu hoạch nông sản tại địa phương và tận dụng tối đa nguồn nguyên liệu này nhằm giảm giá thành sản xuất.
  • Chủ động khẩu phần dinh dưỡng, điều chỉnh phù hợp với từng giai đoạn phát triển của vật nuôi. Giúp vật nuôi phát triển tối đa, mang về lợi nhuận lớn nhất cho người chăn nuôi.
  • Chủ động kiểm soát các chất kích thích tăng trưởng, kháng sinh hay hormone. Do vậy rất phù hợp với mô hình chăn nuôi sạch, chăn nuôi không kháng sinh đang là xu hướng của người tiêu dùng Việt.

Nhược điểm thức ăn tự trộn

PGS.TS Bùi Hữu Đoàn, Khoa Chăn nuôi, Học viện Nông nghiệp Việt Nam cho biết, sử dụng công nghệ thức ăn tự phối trộn có nhiều ưu điểm, nhưng nếu người nuôi không có kiến thức về kỹ thuật, nguyên liệu đầu vào mua về không sử dụng hết, bị mối mọt thì tác hại gây ra còn lớn hơn so với thức ăn công nghiệp. Điền hình như nguy cơ nhiễm độc tố nấm mốc, mất cân bằng các thành phần dinh dưỡng…

Độc tố nấm được biết đến là một sản phẩm của quá trình trao đổi chất thứ cấp của nấm mốc trên hầu hết các loại ngũ cốc trên toàn thế giới. Chúng xuất hiện trong điều kiện tự nhiên, trong thức ăn chăn nuôi cũng như trong thực phẩm cho người. Theo FAO, có tới 25% lượng ngũ cốc thu hoạch trên thế giới đều nhiễm độc tố nấm mốc. Hiện tại có hơn 400 loại độc tố được biết đến. Trong đó có sáu loại chính và gây thiệt hại kinh tế nặng nề là: aflatoxin, trichothecenes, fumonisins, zearalenone, ochratoxin và ergot alkaloids. Chúng được hình thành bởi các loại nấm và mỗi loài nấm có thể sản xuất nhiều hơn một loại độc tố.

Trong TĂCN các loại độc tố ảnh hưởng nhiều nhất đến sức khỏe và sinh trưởng của gia súc, gia cầm. Tùy theo từng loại độc tố nấm mốc có thể gây nhiễm độc cấp tính hoặc mãn tính, ít khi độc tố nấm mốc gây cấp tính mà thông thường nó tác động từ từ theo thời gian làm cho người chăn nuôi không để ý. Tuy nhiên khi đã phát sinh triệu chứng thì thường khó điều trị hoặc điều trị rồi nhưng vẫn để lại di chứng nặng nề, có một số dấu hiệu để nhận thấy đã có sự hiện diện của độc tố nấm mốc như: ảnh hưởng tỷ lệ thụ thai heo nái, tỷ lệ bại liệt heo con tăng lên, lượng ăn vào giảm, tăng trưởng chậm, đáp ứng miễn dịch kém, tỷ lệ bệnh tăng lên. Các loại độc tố này gọi chung là Mycotoxin. Trong số này nguy hiểm nhất là Aflatoxin, có 6 loại khác nhau bao gồm (B1, B2, G1, G2, M1 và M2).

T5X, ưu việt trong kiểm soát độc tố

Kiểm soát chất lượng nguyên liệu đầu vào và thành phẩm là yếu tố ảnh hưởng rất lớn và có tính quyết định đến chất lượng thức ăn và hiệu quả chăn nuôi. Tuy nhiên, khó khăn của người chăn nuôi là không có điều kiện hoặc phương pháp kiểm soát hiệu quả. Vì vậy, việc lựa chọn các nhà cung cấp có dịch vụ hỗ trợ kiểm soát chất lượng nguyên liệu, thành phẩm sẽ giúp người chăn nuôi giải quyết được vấn đề này.

Độc tố nấm mốc là một thách thức đối với các nhà sản xuất, nguy cơ tiềm ẩn cho sức khỏe vật nuôi và là rủi ro không thể tránh khỏi trong sản xuất thức ăn chăn nuôi. Hiểu rõ điều đó, Wisium đã dành nhiều tâm huyết nghiên cứu giải pháp giảm trừ tác động của nấm mốc một cách hiệu quả, hỗ trợ khách hàng trong việc quản lý độc tố nấm mốc trong suốt chuỗi thức ăn. Trong đó, giải pháp ít tốn kém, dễ ứng dụng thực tế nhất là việc sử dụng các chất hấp phụ để kết dính độc tố loại thải ra ngoài theo phân, làm giảm thiểu tính độc hại của chúng.

T5X là giải pháp có khả năng hấp phụ độc tố nấm mốc với khả năng kết dính cao các độc tố nấm mốc và biến đổi chúng thành những hạt có kích thước lớn để không thể đi qua thành ruột; Cùng đó tăng cường quá trình sản sinh enzym giải độc tự nhiên, ức chế các gốc tự do giúp bảo vệ màng tế bào; Cải thiện đáp ứng miễn dịch đã bị độc tố nấm mốc làm suy yếu (dù ở liều thấp).

Thành phần chính của sản phẩm là: Sét khoáng, thành tế bào nấm men, Vitamin E (5.000 UI), Selenium, Betain.

Đối tượng áp dụng khá đa dạng, bao gồm:

Động vật dạ dày đơn: Loài mẫn cảm: 1,5 – 4 kg/thể trọng; Loài ít mẫn cảm hơn: 1 – 2 kg/thể trọng.

Động vật nhai lại: 15 đến 75 g/con/ngày, tùy mức độ nhiễm độc và vấn đề tại trại.

Thủy sản: 1 – 5 kg/thể trọng.

Wisium, chuyên gia toàn cầu về quản lý độc tố nấm mốc

Mới đây, Wisium đã ra mắt ứng dụng Mycowatch® tại Eurotier 2018. Ứng dụng Mycowatch® là một công cụ giám sát cho phép biết chính xác liều lượng của sản phẩm T5X, giải pháp chống độc tố nấm của Wisium, cần dùng tùy vào loài và mức nhiễm độc tố. Với ứng dụng này, Wisium đã tăng cường gói dịch vụ chống độc tố nấm của mình.

Trong quản lý rủi ro nhiễm độc tố nấm, phòng ngừa là điểm then chốt quyết định thành công. Quả thực, một điều rất quan trọng đó là các nhà sản xuất thức ăn cần phải biết mức nhiễm độc trong nguyên liệu thô của mình để có thể áp dụng một cách tiếp cận phòng ngừa. Đối với điều này, Wisium giúp khách hàng lập kế hoạch kiểm soát độc tố nấm của mình và đưa ra các giải pháp phân tích dựa trên tình hình và mục tiêu của họ. Có kết quả phân tích là bước đầu tiên của cách tiếp cận phòng ngừa, và để tiến hơn nữa, Wisium đã phát triển ứng dụng Mycowatch®. Công cụ giám sát cho phép xem xét kết quả phân tích độc tố nấm để đánh giá mức nhiễm độc (từ thấp tới nặng), chọn sản phẩm T5X phù hợp nhất tùy vào tình hình và biết chính xác liều lượng T5X cần sử dụng.

Nhờ 20 năm nghiên cứu và phát triển cùng kinh nghiệm thực tiễn của mình, nhóm các nhà khoa học của Wisium đã thiết kế ra một thế hệ ứng dụng di động mới. Bằng việc sử dụng phương trình riêng, ứng dụng Mycowatch® xem xét độ nhạy của từng loài và loài phụ đối với độc tố nấm, tỷ lệ hòa nhập nguyên liệu thô trong công thức và khả năng đã nhiễm.

Ứng dụng Mycowatch® có sẵn trên Google Play và Apple Store. Ứng dụng chủ yếu dành cho các chuyên gia dinh dưỡng và nhà sản xuất công thức đồ ăn để sử dụng trong công việc hàng ngày. Bạn có thể nhận báo cáo đầy đủ về mỗi lần mô phỏng qua email để lưu trữ.

Để hiểu rõ hơn về thương hiệu Wisium và các dịch vụ mà thương hiệu này mang lại, mời quý bạn đọc tham khảo đoạn video giới thiệu trong link sau: https://www.youtube.com/watch?v=TuBC_7zfJ6Q

Để biết thêm thông tin chi tiết, vui lòng liên hệ:

Mr. Ngô Nhật Trường

Phòng Kỹ thuật – Thương mại WISIUM Việt Nam

E: truongnn@vn.wisium.com

W: www.wisium.com

>> Wisium đã phát triển được chuyên môn toàn cầu về quản lý nhiễm độc tố nấm, một vấn đề phức tạp và không ngừng biến đổi trong ngành chăn nuôi. Qua đó, Wisium đã cung cấp cho khách hàng một cách tiếp cận toàn diện trong quản lý rủi ro nhiễm độc tố nấm nhờ một gói dịch vụ trọn bộ. Giải pháp chống độc tố nấm toàn diện này kết hợp giữa hỗ trợ kế hoạch kiểm soát chất lượng, phân tích, tư vấn kỹ thuật, dòng sản phẩm công nghệ cao cấp T5X và ứng dụng Mycowatch®.

Diệu Châu

Nguồn: Tạp chí Người chăn nuôi

 

 

 

MUA HẠT GIỐNG CỎ LIÊN HỆ SĐT 0363145282. TƯ VẤN VỀ BÒ GIỐNG LIÊN HỆ 0912233974.TƯ VẤN KHÓA HỌC THỤ TINH NHÂN TẠO LIÊN HỆ 0974045596 HOTLINE: 0983666586