• Tiếng Việt
  • Tiếng Anh

Tin tức

AN TOÀN SINH HỌC LÀ ĐỀ PHÒNG KHÁNG KHÁNG SINH

(Người Chăn Nuôi) – Thực hiện an toàn sinh học là yếu tố then chốt trong sản xuất vật nuôi không kháng sinh.


Chăn nuôi an toàn sinh học là giải pháp hữu hiệu để phòng chống dịch bệnh    Ảnh: Farmflavor
 

Mối đe dọa tiềm tàng đối với sức khỏe của con người từ sử dụng kháng sinh không hợp lý trong thức ăn, vì vi sinh vật đề kháng gây bệnh truyền vào vật nuôi, sau đó đi vào nguồn cấp thực phẩm và có thể reo rắc rộng rãi sự đề kháng trong các sản phẩm thực phẩm. Trong cuộc chiến chống lại sự kháng kháng sinh, nhấn mạnh phải đặt lên việc ngừa bệnh bằng kiểm soát sản xuất và cải thiện hệ thống vệ sinh. Bài tóm tắt lược dịch trong Tạp chí Pigprogress (10/2017) do Ivan Gospodinov biên soạn với tiêu đề “Biosecurity against antibiotic resistance” nói về sử dụng kháng sinh ở vật nuôi có liên quan đến vi khuẩn bệnh đề kháng kháng sinh. Đồng thời, biện pháp chăn nuôi an toàn sinh học có vai trò chủ đạo then chốt để giảm sử dụng kháng sinh trong chăn nuôi.

Tình hình sử dụng kháng sinh trên vật nuôi: Dùng kháng sinh đa dạng trong vật nuôi được coi như mục đích chữa bệnh, phòng bệnh và dùng liều quá thấp. Định nghĩa cho mỗi kiểu ứng dụng kháng sinh thường thay đổi và theo đó là phương pháp áp dụng trong các đàn gia súc. Ví dụ, 16% tất cả bò cho sữa ở Mỹ nhận được cách chữa bệnh cho bệnh viêm vú lâm sàng hàng năm. Gần như tất cả bò sữa được truyền liều kháng sinh phòng bệnh qua gian bầu vú theo mỗi kỳ tiết sữa để phòng ngừa và kiểm soát viêm vú về sau, trước hết với sự sử dụng penecillins, cephalosporins hay những thuốc beta-lactam khác. Tương tự 15% bê thịt vào chuồng vỗ béo nhận kháng sinh để điều trị bệnh hô hấp lâm sàng. Tuy nhiên, liều kháng sinh chữa bệnh cũng được cấp cho 10% số bê có bề ngoài khỏe mạnh để giảm nhẹ sự bộc phát bệnh hô hấp. Gần 42 % bê thịt trong chuồng vỗ béo được trộn ăn thuốc thú y phổ rộng tylosin để ngăn ngừa áp-xe gan mà nó tác động tiêu cực đến sự sinh trưởng. Khoảng 88% heo sinh trưởng ở Mỹ nhận được kháng sinh trong thức ăn để ngừa bệnh và mục đích thúc đẩy sinh trưởng, thường là tetracycline hoặc tylosin.

Môi trường tối ưu cho vi khuẩn: Trong các hệ thống chăn nuôi với mật độ cao và an toàn sinh học kém làm cho những bệnh nhiễm trùng phát triển và lan rộng, dẫn đến ngăn ngừa và điều trị kháng khuẩn thường xuyên hơn trên những bệnh này. Việc làm này tạo điều kiện thuận lợi cho sự chọn lọc lan rộng và dai dẳng của vi khuẩn kháng kháng sinh. Một số những vi khuẩn này có khả năng gây nhiễm trùng ở động vật và cũng có thể lây sang người. Vi khuẩn có gốc động vật có thể cũng là nguồn truyền những gen đề kháng sang những mầm bệnh ở người và động vật. Trong nhiều trường hợp bệnh có thể được ngừa bằng chăn nuôi tốt, môi trường và vệ sinh sẽ tốt hơn là sử dụng kháng sinh ngừa bệnh. Những tiêu chuẩn đánh giá tích cực có thể làm giảm bệnh ở vật nuôi gồm:

Chuyển sang các phương thức chăn nuôi mở rộng (như quảng canh), chăm sóc tốt, chăn thả và phương pháp hữu cơ có thể đạt được sức khỏe vật nuôi tốt hơn, sử dụng kháng sinh thấp hơn so với hệ thống chăn nuôi tập trung. Những nghiên cứu gần đây ở Anh, Na Uy và Thụy Điển nhận thấy các trại sữa hữu cơ sử dụng kháng sinh ngừa bệnh bò cạn sữa chắc chắn là ít hơn, đạt được cùng mức kiểm soát bệnh viêm vú như các trại truyền thống điển hình dùng kháng sinh ngừa bệnh thường lệ.

Giảm tress: Vì stress có thể dẫn đến hệ thống miễn dịch vật nuôi bị tổn thương, nhưng ngược lại giảm stress có thể thúc đẩy năng lực miễn dịch được cải thiện và khả năng kháng lại bệnh của vật nuôi.

Thực hành cai sữa tốt: Đó là nếu thực hiện quá sớm hay quản trị kém, cai sữa có thể gây stress và có thể dẫn đến bị bệnh. Cai sữa trễ hơn giúp bảo đảm vật nuôi độc lập hơn về mặt dinh dưỡng, sinh lý và miễn dịch học ở con mẹ, sẽ giảm được stress và rủi ro bệnh tiêu chảy ở vật non.

Giữ mật độ đàn thấp và tránh đàn quá động và độ lớn đàn: Vì nếu quá đông và số lượng trong đàn quá lớn sẽ tạo thuận lợi cho sự truyền bệnh và sự đột biến của mầm bệnh và trở nên độc hại hơn.

Một hoạt động áp đảo mà nó đứng trên tất cả, liên quan đến phòng ngừa sự kháng kháng sinh là thiết lập môi trường lành mạnh và tốt hơn, qua vệ sinh được cải thiện và thực hành an toàn sinh học tốt. An toàn sinh học có nghĩa là thực hiện các bước để bảo đảm thực hành vệ sinh tốt, đúng chỗ để rủi ro bệnh xảy ra hay lan rộng là tối thiểu. Những biện pháp này phải được làm tích cực thường xuyên và không chỉ trong thời gian nổ ra bệnh.

Những tiêu chuẩn sát trùng hiệu quả: An toàn sinh học tốt yêu cầu tiêu chuẩn sát trùng. Khi một tiêu chuẩn được thực hiện đúng nó có thể là một phương pháp có hiệu quả chi phí, làm giảm sinh vật gây bệnh và là bước quan trọng trong bất cứ chương trình quản lý rủi ro sinh học nào. Mọi tiêu chuẩn an toàn sinh học chứa tác nhân sát trùng và vệ sinh có chọn lọc đúng. Sử dụng Stalosan F, là chất sát trùng quy định trừ tiệt mầm bệnh kéo dài trong chăn nuôi gia súc, gia cầm và và phương tiện chuồng trại chăn nuôi, được cho là an toàn như chỉ trong Bảng 1, 2 và 3. Sản phẩm này cũng không phân biệt giữa các loại mầm bệnh khác nhau của vi khuẩn, virus, nấm và vật ký sinh.

Nhận xét: Trong thực hành sản xuất, rõ ràng là áp dụng chăn nuôi an toàn sinh học sẽ hạn chế thấp nhất vi sinh vật gây bệnh lây lan, dẫn đến giảm sử dụng kháng sinh sẽ tránh được vi khuẩn kháng kháng sinh nhiễm vào thực phẩm của người. Trong các biện pháp an toàn sinh học, yếu tố cách ly từ khâu con giống sạch bệnh đến vệ sinh chăm sóc phải luôn được kiểm soát tốt và sử dụng thuốc sát trùng có hiệu lực và an toàn sẽ giảm đến mức thấp nhất sử dụng kháng sinh cho vật nuôi. Cùng với biện pháp chăn nuôi an toàn sinh học, áp dụng các sản phẩm sinh học cộng thêm trong thức ăn thay cho cách sử dụng kháng sinh trong thức ăn như thường lệ sẽ bảo đảm sản phẩm an toàn cho người tiêu thụ và phát triển chăn nuôi bền vững.        

PGS Bùi Xuân Mến

Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Vemedim

 

 

MUA HẠT GIỐNG CỎ LIÊN HỆ SĐT 0363145282. TƯ VẤN VỀ BÒ GIỐNG LIÊN HỆ 0912233974.TƯ VẤN KHÓA HỌC THỤ TINH NHÂN TẠO LIÊN HỆ 0974045596 HOTLINE: 0983666586