• Tiếng Việt
  • Tiếng Anh

Tin tức

MẠT SẢ – KẺ PHÁ HOẠI THẦM LẶNG THỨC ĂN CHĂN NUÔI

       Mạt sả, tên khoa học Tyrophagus putrescentiae, là một vấn đề phổ biến và nghiêm trọng đối với nhiều nhà máy thức ăn ở các vùng nhiệt đới, đặc biệt là ở vùng Đông Nam Á. Mùa cao điểm phá hoại của mạt thường rơi vào giữa tháng tư đến tháng mười hai hàng năm, dẫn đến việc giảm chất lượng thức ăn và ảnh hưởng nghiêm trọng đến năng suất chăn nuôi.

Tại Việt Nam, loại mạt này phát triển và sinh sôi nhanh chóng trong mùa mưa với điều kiện thuận lợi của độ ẩm và nhiệt độ cho phép.

1. Các loại mạt sả thường gặp

Loài mạt sả xuất hiện nhiều nhất và được nhận biết nhiều nhất là Acarus siro và Tyrophagus putrescentiae (Kaur và D Breathra, 2018). Nhận biết được mạt sả rất khó khăn vì chúng có kích thước rất nhỏ.

Đặc điểm của các loại mạt sả thường gặp được miêu tả trong bảng sau:

Trong đó, Acarus siro xuất hiện nhiều ở vùng ôn đới và không sinh trưởng, phát triển trong điều kiện nấm mốc.

Tyrophagus putrescentiae xuất hiện nhiều ở vùng nhiệt đới (Việt Nam). Chúng có thể phát triển trong khoảng nhiệt độ từ 11,2 – 360C với độ ẩm 80%. Loại mạt sả này hoạt động như một chất mang vi khuẩn và nấm mốc độc tố như Aspergillus spp và Penicillium spp trong hạt nguyên liệu được bảo quản trong điều kiện nóng và ẩm (Van Bronswijk & Sinha, 1973; Franzolin và đồng sự, 1999).

2. Tác hại của mạt sả

Khi TĂCN có mùi sả, người chăn nuôi dễ nhận biết rằng TĂCN bị hư, kém chất lượng, vật nuôi sẽ giảm ăn và cần phải trả về. Tuy nhiên, rất ít người biết nguyên nhân chính là do mạt sả gây ra vì khó nhận thấy mạt sả bằng mắt thường.

Mạt sả tấn công vào các loại nguyên liệu khác nhau như cám gạo, cám mì, dừa và các loại nguyên liệu khác có thành phần chất béo và protein cao.

Ngoài các rủi ro về xâm nhập nguyên liệu và làm giảm lượng protein và chất lượng thức ăn, mạt sả còn gây nên thiệt hại về kinh tế rất lớn trong chăn nuôi. Hiện diện của mạt sả trong TĂCN làm thức ăn có mùi hôi, làm mất đi sự ngon miệng và làm giảm lượng thức ăn ăn vào của vật nuôi (Wilkin và Stables, 1985). Hậu quả cuối cùng là làm giảm thành tích chăn nuôi và tốc độ tăng trưởng (Wilkin và Thind, 1984).

Độc tính trong TĂCN gây ra bởi mạt sả có tương quan trực tiếp với tần suất tiêu chảy cao hơn trên động vật (Zdarkova, 1991; Krantz 1995).

Loài mạt này cũng là nguồn gốc gây dị ứng nghiêm trọng liên quan đến các bệnh như hen suyễn, viêm da, viêm mũi dị ứng và làm hỏng hạt lương thực (Solarz et al., 2004).

3. Giải pháp đến từ chiết xuất thực vật

Các nhà máy luôn chú trọng việc bảo quản thức ăn, thực hiện chương trình vệ sinh và làm sạch (5S), để giữ cho nơi lưu trữ TĂCN luôn sạch sẽ, nhưng điều này không đủ để kiểm soát sự phát triển của mạt sả. Mạt sả trước đó đã có mặt trên nguyên liệu trước khi đến nhà máy. Đồng thời, mạt sả trưởng thành chỉ được kiểm soát phần nào bởi quá trình ép viên, ép đùn. Trứng mạt không bị ảnh hưởng ở nhiệt độ và áp lực cao nên kiểm soát trứng mạt là điều không thể.

Sản phẩm Nor-Mite là giải pháp kiểm soát hữu hiệu mạt sả áp dụng trong TĂCN. Nor-Mite chiết xuất hoàn toàn từ các loại thảo mộc tự nhiên có tác dụng xua đuổi mạt sả trong thức ăn nhờ chiết xuất từ cây đinh hương, sả, oregano và cam quýt. Bên cạnh đó, khi ăn thức ăn có chứa Nor-Mite, mùi của gia cầm được điều chỉnh và có tác dụng xua đuổi mạt đỏ, mạt trắng và ruồi. Nor-Mite có 2 dạng, dạng bột để trộn vào TĂCN và dạng lỏng (Mor-Mite liquid).

Dựa theo tính toán từ NorFeed Việt Nam, tổn thất kinh tế do mạt sả có thể lên đến 10$/tấn thức ăn. Giải pháp kiểm soát mạt là cần thiết nhưng phải an toàn với vật nuôi, con người và môi trường. Vì vậy, kiểm soát hiệu quả mạt sả bằng giải pháp tự nhiên luôn là mối quan tâm hàng đầu của các nhà sản xuất.

Sử dụng Nor-Mite phải kết hợp với các biện pháp kiểm soát mạt sả trong suốt quá trình từ tiếp nhận nguyên liệu, lưu trữ tại kho bãi, nhà máy, vận chuyển và sử dụng tại trang trại để tối ưu hiệu quả sử dụng sản phẩm.

Chương trình an toàn sinh học để kiểm soát mạt trong thức ăn với sản phẩm Nor-Mite

Ngoài ra, sản phẩm Nor-Mite đã cho thấy hiệu quả khi thử nghiệm tại ĐBSCL nơi mà mạt sả được đánh giá là một vấn đề thực sự nghiêm trọng đối với các nhà máy sản xuất TĂCN.

Mục tiêu là xác định đúng liều lượng của Nor-Mite để ức chế mạt sả phát triển trong thức ăn được đóng kín trong bao bì hơn 2 tháng.

Ba nhóm được thiết lập: 1- Nhóm thức ăn đối chứng; 2- Nhóm thức ăn + 750 ppm Nor-mite; 3- Nhóm thức ăn + 1.000 ppm Nor-Mite. Từ tuần thứ 3 trở đi, mỗi nhóm thức ăn được đem đi phân tích.

Kết quả cho thấy việc bổ sung thức ăn với 1000 ppm Nor-Mite cho phép để kiểm soát mạt sả lên đến tận ngày thứ 69, (+20 ngày so với đối chứng) với mức giảm 99,7% số mạt sả. Hơn nữa, thử nghiệm cũng cho thấy một sự khác biệt rõ ràng về hương vị và cấu trúc của thức ăn. Thức ăn đối chứng có mùi mạnh và bị bụi nhiều do hoạt động của mạt trong khi thức ăn được bổ sung sản phẩm Nor-Mite vẫn đảm bảo mùi thức ăn tươi mới với cấu trúc viên còn nguyên vẹn.

4. Kết luận

Mạt sả là tác nhân giấu mặt phá hỏng TĂCN, gây thiệt hại kinh tế rất lớn trong chăn nuôi. Giải pháp kiểm soát mạt rất cần thiết nhưng phải an toàn với vật nuôi, con người và môi trường. Vì vậy, sản phẩm Nor-Mite với 100% chiết xuất từ thực vật là một giải pháp hữu hiệu được phát triển để giải đáp vấn đề mạt sả hiện nay tại Việt Nam.

Theo NorFeed Việt Nam

 
 

 

 

TƯ VẤN VỀ BÒ GIỐNG LIÊN HỆ 0912233974.TƯ VẤN KHÓA HỌC THỤ TINH NHÂN TẠO LIÊN HỆ 0974045596 HOTLINE: 0983666586