“Trung tâm nghiên cứu Bò và đồng cỏ Ba Vì ”
Việt nam đất nước thời mở cửa sâu rộng, lượng khách du lịch hàng năm vào ngày càng tăng theo cấp số nhân vì vậy Việt Nam trở thành một Quốc gia trong “thế giới” phẳng ngày nay. Việc giao thương cũng đồng nghĩa với sự “chấp nhận” rủi ro “nguồn bệnh” mới và thường xuyên từ bên ngoài vào. Trong những năm gần đây bệnh Lở Mồm Long Móng (LMLM) trên đàn gia súc nhất là Trâu Bò thường xuyên xuất hiện với tầng xuất dày/trong năm, không tuân theo quy luật nào là do yếu tố nêu trên, hàng ngày với lượng Trâu, Bò và sản phẩm chăn nuôi vào Việt nam theo nhiều con đường khác nhau.
Bệnh LMLM ở Việt Nam xác định chủ yếu chỉ có Type O, tuy nhiên một số tỉnh đã công bố có cả 2 Type O và A, nhưng có một số tài liệu đã đề cập đến Type Asia1 đã xuất hiện. Chúng ta biết rằng bệnh LMLM trên gia súc nói chung và Trâu Bò nói riệng có 7 Type virut chính (trong trên 60 Type) gây bệnh và có tốc độ lây lan nhanh: Type O, A, C, Asia1, SAT1, SAT2, SAT3. (Nhiều tài liệu đã khẳng định ở Việt Nam đã phát hiện bệnh gây ra bởi 3 type A, O và Asia1). Mới đây người ta nói nhiều về Type: SAT1, SAT2 và SAT3 khá phổ biến ở Ấn Độ; trong khi đó nguồn Trâu, Bò và thịt đông lạnh từ Ấn Độ chuyển về Việt Nam hàng năm với số lượng lớn. Vậy chúng ta cũng cần cảnh giác với 03 Type này, tuy nhiên đến nay cũng chưa có một cơ quan Quản lý nhà nước nào “phân lập” và “công bố” có hay không ? !. Trên thực tế cho thấy nhiều cơ sở chăn nuôi thực hiện việc tiêm phòng rất nghiêm ngặt trong nhiều năm với các Type: O, A, Asia1 nhưng nhiều con Trâu Bò đã được tiêm nhưng vẫn mắc bệnh LMLM ( mặc dù đối tượng này đã được tiêm phòng ít nhất trong 10 lần/trong năm năm liền).
Mầm bệnh của Virut MLML có thể tồn tại ở nơi xẩy ra bệnh rất lâu (trên 2 năm) và lây lan phát tán ra ngoài bằng nhiều con đường khác nhau: Không khí, phân, nước thải chăn nuôi, thức ăn, nước uống, quần áo người lao động, sản phẩm gia súc (thịt, sữa…) …
Vì vậy để ngăn ngừa sự xâm nhập các Type vi rút LMLM mới vào khu chăn nuôi của mình, chúng tôi khuyến cáo:
Thứ nhất: Thực hiện nghiêm túc việc phòng ngừa các nguy cơ tiềm ẩn ở bên ngoài vào: Từ việc vận chuyển Trâu, Bò từ bên ngoài vào khi không biết nguồn gốc hoặc trước khi nhập trại đối tượng này phải được tiêm phòng cách đó ít nhất 20 ngày; Chuồng trại thường xuyên được khử trùng tiêu độc thường xuyên, định kỳ; Các cửa ngõ ra vào chuồng trại, khu chăn nuôi cần được ngăn chặn bởi các chất sát trùng (vôi bột, dung dịch Formol..) thường xuyên…
Thứ hai: Việt Nam hiện nay đã xác định có sự lưu hành 3 Type virus LMLM là O, A và Asia1. Vậy hàng năm cần chủ động sử dụng Vacxin đa giá: O,A và ASsia 1.
Thứ ba : Xác định thời điểm tiêm phòng hàng năm (hai lần/năm) ở thời điểm thích hợp trước “mùa” dịch xẩy ra 30 ngày để có được hiệu giá Kháng thể tốt nhất cho đàn bò (theo từng vùng sinh thái); Cần cập nhập và truy cập thông tin kịp thời khi có bệnh xẩy ra từ các vùng xung quanh và trong địa bàn để xây dựng “bản đồ (địa bàn) dịch tễ“ và phân tích đánh giá yếu tố nguy cơ sát với thực tế để triển khai phòng chống dịch hiệu quả.
Thứ 4: Tuyên truyền, phổ biến sâu rộng, thường xuyên đến toàn dân, để mọi người thấy được mối nguy hiểm và tác hại của bệnh LMLM đối với kinh tế gia đình và xã hội.
Thứ năm: Khi bệnh xẩy ra phải khoanh vùng khống chế bệnh, xử lý chất thải chăn nuôi, sản phẩm chăn nuôi và điều trị “hỗ trợ” tích cực cho gia súc để tăng cường sức đề kháng và ngăn ngừa sự xâm lấn bệnh khác. Chú ý xem Quy trình xử lý bệnh LMLM trên đàn gia súc.
Thứ sáu: Sự cần thiết phải phân lập để xác định Type vi rút LMLM tại những vùng đã tiêm phòng rồi mà vẫn xẩy ra dịch để biết được hiệu giá Vacxin hoặc phát hiện chủng mới từ đó có kế hoạch cụ thể cho việc sử dụng vacxin nào trong vùng (Trách nhiệm của cơ quan thú y vùng ) để thông báo kịp thời cho chính quyền địa phương vùng đó biết.
Người đưa tin
T.S Tăng Xuân Lưu