“Hội chứng Chướng bụng cấp” (Acute Bloat Syndrome) là một rối loạn phổ biến ở loài động vật nhai lại, chẳng hạn như ở bò. Triệu chứng này ở bê con rất khác với ở bò trưởng thành.
Theo Smith (2010), ở bò trưởng thành, chướng bụng là sản phẩm của khí tự do tích trong dạ cỏ – rumen – (thành phần đầu tiên của dạ dày bò) và khiến nó căng phồng, to ra. Sự giãn nở của dạ cỏ có thể làm suy yếu thở và dẫn tới ngạt thở cho con vật.
Ảnh minh họa
Ngược lại, chướng bụng ở bê con là hậu quả tích tụ khí trong dạ múi khế (abomasum ) (phần cuối trong số bốn ngăn ở loại dạ dày này (Smith, 2010). Sự chương phình này ở con bê thường được gọi là hội chứng chướng bụng cấp tính (Acute Bloat Syndrome – ABS). Trong một cuộc khảo sát được thực hiện bởi Shoemaker et al. (2007), 276 bác sỹ thú y trên cả nước báo cáo rằng cứ 4 trang trại có 1 trại xẩy ra ABS. ABS đang trở thành một loại bệnh phổ biến, và hiện nay điều quan trọng là người chăn nuôi bò sữa đã biết đến nó và vẫn luôn cập nhật các nghiên cứu đang được tiến hành. Để hiểu rõ hơn về ABS, cần biết loại bò bê nào mắc, triệu chứng, nguyên nhân tiềm ẩn, các phương pháp điều trị và phòng ngừa nó.
Hội ABS thường xảy ra ở bê 4 – 21 ngày tuổi (Shoemaker và cộng sự, 2007). Theo Marshall (2009), ABS xảy ra không thường xuyên ở bê sữa. Tuy vậy ở một số trang trại và ở một số thời điểm ABS lại xẩy ra ồ ạt. Việc biết khi nào bê dễ bị mắc ABS đương nhiên là một ý tưởng tốt, nhưng nhận ra các triệu chứng của nó cũng là điều quan trọng.
Hiểu được các triệu chứng của ABS là rất quan trọng vì một khi thể hiện hội chứng bê thường chết ngay trong vòng 6 đến 48 giờ. Theo Van Meter và Callan (2006), tỷ lệ tử vong cao: 75-100%. Khả năng cứu thấp, nếu các triệu chứng không được nhận ra sớm. Các triệu chứng của ABS bao gồm tăng trương cơ bụng, trầm cảm, dấu hiệu cơn đau, nghiến răng và chảy nước miếng, chán ăn, tích nước trong bụng và mất nước. Các triệu chứng ít gặp hơn là tiêu chảy và sốt cao (Shoemaker et al, 2007). Theo Panciera và cộng sự (2007), ở bê thí nghiệm cho nhiễm ABS, khám nghiệm tử thi cho thấy chướng hơi, xuất huyết (chảy máu nội tạng), viêm, hoại tử niêm mạc, và không khí tích tụ trong thành dạ dày – (mural emphysema). Các triệu chứng của ABS thường biến mất nhanh và thậm chí không phát hiện được trước khi cái chết xảy ra. Theo Van Meter (2017), bê sẽ chết sau khi bị sốc hoặc hô hấp bị tổn thương do dạ dày phình lên.
Nguyên nhân của ABS chưa được hiểu rõ; tuy nhiên, thí nghiệm gây bê nhiễm ABD đã khiến các nhà nghiên cứu tin rằng nguyên nhân của nó là sự tăng lượng carbohydrate lên men cao và nồng độ cao của vi khuẩn có chứa các enzyme có khả năng lên men bề mặt (Panciera và cộng sự, 2007). Hậu quả của hai yếu tố này, là mức độ cao của khí được tạo ra trong dạ múi khế, gây ra hiện tượng căng phồng. Mặc dù các nhà nghiên cứu không chắc chắn được các loại vi khuẩn gây ra ABS, nhưng các loại khuẩn như Clostridium perfringens, Sarcina spp, Streptococcal spp, Escherichia. coli, và Salmonella typhimurium đã được phát hiện có trong dạ múi khế (abomasum) của bê mắc bệnh. Cần phải nghiên cứu thêm để xác định vai trò cụ thể của những vi khuẩn này ở triệu chứng ABS. Các yếu tố khác có thể góp phần có liên quan đến thức ăn cho bê, như sữa thay thế nhiều (ý nói sữa mẹ thấp), sữa bị để lạnh, nồng độ nước trong sữa cao, chất đạm và chất béo cao trong sữa, dung dịch điện giải miệng (high-energy oral electrolyte solutions) cao năng lượng, và thức ăn khác không phù hợp. Tất cả những yếu tố nảy làm chậm sự thoát khí của dạ múi khế. Theo Burgstaller et al. (2017), cách thức cho ăn mà kéo dài thời gian giải phóng khí trong dạ múi khế có thể làm tăng tỷ lệ bệnh đường tiêu hóa ở bê. Lý do của điều này là vi khuẩn có nhiều thời gian để lên men thức ăn, sản ra nhiều khí hơn trong bụng. Làm quen với những nguyên nhân này của ABS sẽ giúp đưa ra quyết định đúng đắn về điều trị và phòng ngừa nó.
Các biện pháp kiểm soát ABS chủ yếu dựa vào việc quản lý chế độ ăn uống thay cho thuốc men (Marshall, 2009). Không có dữ liệu đáng tin cậy về việc liệu có các vắcxin thông thường mà có thể giúp ích. Người ta nghĩ rằng các vắc-xin chứa các độc tố được vô hiệu hóa một khi đươc tiêm cho bò cái sẽ tạo kháng thể trong sữa non và qua đó giúp bảo vệ bê (Van Meter, 2017). Có thể sử dụng thuốc kháng sinh, như penicillin hoặc beta-lactam uống để trị vi khuẩn Clostridium spp, nhưng đây không phải là cách điều trị tốt nhất vì các loài vi khuẩn gây ra ABS có thể khác nhau. Các loại thuốc khác có thể tốt cho việc này – được cho là thuốc bổ dạ cỏ và thuốc chống viêm (Shoemaker et al, 2007). Các cách giảm bớt sự trương phình, chẳng hạn như đặt một ống dạ dày hoặc chọc thủng dạ múi khế để giải phóng không khí, không hẳn là các biện pháp nhất thiết.
Vì ống thực quản không thể tiếp cận đến dạ múi khế, phần thân trước của bê cần được nâng cao để khí trong dạ đi vào dạ cỏ và thoát ra qua ống thực quản (Van Meter, 2017). Nếu chọc tạo lỗ thông hơi, cần thực hiện trong tư thế bê nằm ngữa để tránh xuất các thứ có trong dạ múi khế vào bụng (Marshall, 2009). Vì những lý do này, thuốc men thường không phải là lựa chọn điều trị tốt nhất. Các chiến lược quản lý chế độ ăn uống là cách tốt nhất để ngăn ngừa ABS. Chúng bao gồm: cho ăn bê nhiều bữa ăn nhỏ, trộn bột sữa thay thế đúng cách theo hướng dẫn của nhà sản xuất để làm giảm nồng độ, cho bê uống sữa ấm và đủ nước uống (Smith, 2010). Những chiến lược quản lý chế độ ăn uống rất dễ áp dụng và sẽ làm tăng sự chuyển thức ăn qua dạ múi khế đến ruột non. Mặc dù đây là những cách xử lý và phòng ngừa tốt, thì các trang trại dẫu đã được đánh giá tốt hoặc xuất sắc dựa trên các phương pháp của họ, vẫn phải vật lộn với ABS.
ABS là một căn bệnh tự phát và khó hiểu ảnh hưởng đến nhiều trang trại bò sữa. Bò có nguy cơ ABS, các triệu chứng liên quan đến ABS, nguyên nhân gây ra ABS, và điều trị và dự phòng ABS là những yếu tố quan trọng cần phải được nghiên cứu và hiểu rõ. Thật không may, vẫn còn nhiều sự không chắc chắn và chưa biết về rối loạn này, và cần nghiên cứu thêm để tìm hiểu thêm về hội chứng và các loài vi khuẩn gây bệnh.
TS. Võ Văn Sự
Nguồn: Viện Chăn nuôi