• Tiếng Việt
  • Tiếng Anh

Tin tức

HỘI THẢO KHOA HỌC TỔNG KẾT

Dự án KHCN trọng điểm cấp Viện hàn lâm khoa học và Công nghệ Việt Nam “Nghiên cứu ứng dụng công nghệ Nano trong nông nghiệp

            Hội thảo khoa học tổng kết là hội nghị tổng kết được tổ chức tại Viện hàn lâm khoa học và Công nghệ Việt Nam. Hội nghị được diễn ra mỗi năm 1 lần nhằm đánh giá công tác, tiến độ thực hiện của IV hợp phần trong dự án “Nghiên cứu ứng dụng công nghệ Nano trong nông nghiệp”. Và năm 2019 đã tiến hành công tác tổng kết kết quả thực hiện dự án trong 4 năm từ 2016-2019.

            Thời gian: Ngày 28/11/2019, tại Viện hàn lâm khoa học và Công nghệ Việt Nam (Nhà A30, 18 Hoàng Quốc Việt, Cầu Giấy, Hà Nội)

          Đến tham dự Hội thảo tổng kết dự án Ứng dụng công nghệ Nano trong sản xuất nông nghiệp gồm:

            – Hợp phần 1: Xây dựng quy trình công nghệ chế tạo các sản phẩm nano sử dụng trong nông nghiệp;

            – Hợp phần 2: Nghiên cứu ứng dụng các chế phẩm nano trong trồng trọt;

            – Hợp phần 3: Nghiên cứu ứng dụng các chế phẩm nano trong chăn nuôi lợn, bò và tôm;

            – Hợp phần 4: Nghiên cứu cơ chế tác động và đánh giá an toàn sinh học của các chế phẩm nano được nghiên cứu trong dự án.

            Theo báo cáo sơ lược của PGS TS Nguyễn Hoài Châu, Viện trưởng Viện Công nghệ môi trường, Viện Hàn lâm KHCN Việt Nam: Dự án thực hiện trong 4 năm và kết quả mà dự án mang lại rất khả quan; Trong thời gian vừa qua, ngành nông nghiệp gặp không ít khó khăn về dịch bệnh, thương mại, lẫn vấn đề biến đổi khí hậu. Những vấn đề này đặt ra những thách thức cho ngành nhưng cũng chính là động lực, cơ hội để ngành thay đổi và phát triển. Đó chính là lý do mà những nhà nghiên cứu khoa học, quản lý nhà nước luôn nỗ lực nghiên cứu, ứng dụng, thử nghiệm đồng thời cập nhật mới nhất về khoa học để cùng nhau vượt qua thách thức mới….Hiện nay một số nước đã áp dụng thành công các kết quả nghiên cứu của ngành hóa vật liệu để chế tạo các hạt kim loại kích thước siêu nhỏ có hoạt tính sinh học cao như hạt bạc hoặc các hạt sắt, đồng, kẽm làm nguyên liệu cho sản xuất các chế phẩm có tác dụng khắc phục các bệnh nêu trên, và sử dụng nano trong lĩnh vực nông nghiệp là biện pháp cần thiết phải ứng dụng vào thực tế thông qua 4 năm nghiên cứu của dự án với kết quả mang lại cao.

          Theo phát biểu của PGS.TS Lê Thị Thu Hiền – Viện Nghiên cứu hệ Gen, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam, ứng dụng sản phẩm nano kim loại và chế phẩm nano kim loại trong sản xuất nông nghiệp an toàn đối với việc xử lý các hạt giống trước khi gieo bằng hạt nano kim loại đến sinh trưởng và phát triển của một số cây lượng thực quan trọng ở Việt Nam như: đậu tương, cà phê, thanh long…. Đồng thời sản phẩm của đề tài an toàn khi sử dụng thức ăn có bổ sung khoáng dưới dạng nano cho vật nuôi.

          Theo ý kiến của TS. Mạc Như Bình – Khoa Thủy sản – đại học Nông lâm, ĐH Huế – Chủ nhiệm hợp phần 3 về nghiên cứu ứng dụng các chế phẩm nano trong nuôi tôm: “Sử dụng hệ vật liệu nano tổ hợp Ag-tiO2-Doxycyline-Alginate trong nuôi tôm thẻ chân trắng công nghiệp đã đem lại hiệu quả rõ rệt, trong đó đặc biệt đã hạn chế và tiêu diệt hầu hết các bệnh nguy hiểm do vi khuẩn gây ra như bệnh phân trắng, bệnh mòn râu cụt đuôi, bệnh gan tụy cập (EMS)… mang lại hiệu quả kinh tế cao, hạn chế sử dụng hóa chất, kháng sinh tràn lan gây ô nhiễm môi trường nước. Ngoài ra, sản phẩm tôm nuôi luôn đảm bảo yêu cầu an toàn thực phẩm hiện nay tại Việt Nam và đáp ứng yêu cầu xuất khẩu”.

          Đồng ý kiến trên, các chủ nhiệm đề tài nhánh cũng đã đánh giá hiệu quả cao việc ứng dụng các hạt nano kim loại vào sản xuất nhằm nâng cao năng suất các loại cây trồng: ngô, thanh long, đậu tương… và cần đẩy mạnh ứng dụng nano vào trong nông nghiệp

          Cũng theo ý kiến của  TS. Ngô Đình Tân – PGĐ Trung tâm nghiên cứu Bò và Đồng cỏ Ba Vì tại Hội thảo, Đàn bò sữa của nước ta hiện nay đang tăng nhanh cả về số và chất lượng. Quy mô chăn nuôi tăng, chất lượng giống được cải thiện, sữa tươi sản xuất ra đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm và đang chiếm được lòng tin của người tiêu dùng trong nước. Theo số liệu thống kê tính đến ngày 1/10/2018 đàn bò sữa Việt Nam đạt khoảng 294.382 con; năm 2018 tăng 1,58% so với 1/10/2017 (185.843 con), sản lượng sữa tổng thu ước tính đạt trên 936.000 tấn (năm 2018 đạt 936.003 tấn tăng 1.06% so với năm 2017 sản lượng sữa đạt 881.261 tấn, ước tính cung cấp khoảng 40% yêu cầu tiêu dùng trong nước còn lại khoảng 60% là nhập khẩu (Cục chăn nuôi, Bộ NN & PTNT). Lượng sữa sản xuất ra khoảng 80% được các công ty thu mua và chế biến các sản phẩm về sữa còn lại khoảng 20% là tiêu thụ ở dạng chế biến “thủ công” sản phẩm truyền thống.

          Liên quan đến vấn đề này, trong nhiều năm qua Viện Công nghệ môi trường (Viện Hàn lâm KHCNVN) đã quan tâm và kết hợp với các cán bộ chuyên môn của Trung tâm Nghiên cứu bò và đồng cỏ Ba vì (Viện Chăn nuôi – Bộ NN&PTNT) cùng các đơn vị phối hợp khác nghiên cứu chế tạo và thử nghiệm sản phẩm nano trong phòng, điều trị cũng như bổ sung vào khẩu phần ăn cho bò sữa, bò thịt nhằm nâng cao hiệu quả chăn nuôi bò sữa, bò thịt. Hiệu quả mang lại rất cao, đặc biệt trong phòng và điều trị một số bệnh trên bò sữa, dựa trên kết quả đó, trung tâm sẽ tiếp tục phối hợp với Viện Hàn lâm KHCNVN nhằm nghiên cứu tiến tới sản xuất các chế phẩm có tác dụng phòng trừ, điều trị và ứng dụng trong chăn nuôi bò nói riêng và ngành nông nghiệp nói chung.

         

 

Toàn cảnh buổi hội thảo.

          Buổi hội thảo diễn ra trong 1 ngày, các hợp phần đã báo cáo đánh giá tổng quan kết quả thực hiện dự án trong 4 năm thực hiện dự án Ban tổ chức cũng như các đại biểu đã thảo luận, đánh giá kết quả thực hiện của dự án. Kết thúc hội thảo, Đ/c Nguyễn Hoài Châu – Viện trưởng Viện Công nghệ môi trường, viện Hàn lâm KHCN Việt Nam phát biểu bế mạc, tặng quà lưu niệm và nhấn mạnh cần tập trung đẩy mạnh phát triển công tác nghiên cứu, sản xuất, ứng dụng các sản phẩm nano vào trong nông nghiệp trong thời gian tới.

Theo: ThS Khuất Thanh Long

 

 

 

TƯ VẤN VỀ BÒ GIỐNG LIÊN HỆ 0912233974.TƯ VẤN KHÓA HỌC THỤ TINH NHÂN TẠO LIÊN HỆ 0974045596 HOTLINE: 0983666586