Theo Ông Brian Cosgriff thì các yếu tố thiết yếu của phúc lợi liên quan đến các tác động vật lý mà loài gia cầm có thể cảm nhận và cách xã hội và người dân cảm nhận và quan tâm đến những yếu tố này.
Phúc lợi thường được mô tả như là kết quả của “5 quyền tự do” hoặc các điều kiện mà các loài gia cầm đang sống, đó là gia cầm không bị đói và khát; Được tự do thoải mái; Không bị đau, bị thương hay bị bệnh; Không bị sợ hãi và stress; Được thể hiện hành vi tự nhiên. Các quyền tự do này sẽ bị ảnh hưởng chủ yếu bởi sự quan tâm và chiến lược của các công ty sản xuất gia cầm, kiến thức và kỹ năng của họ về chăn nuôi và ở mức độ cá nhân, mối quan hệ và sự đồng cảm của họ đối với con vật mà họ chăm sóc và nuôi nấng.
Ảnh hưởng tiêu dùng
Nhận thức về phúc lợi động vật trên thế giới đã ngày càng gia tăng và nhu cầu cũng ngày càng phát triển với sự mở rộng ngày càng nhiều với các nhóm hoạt động về phúc lợi động vật cùng sự gia tăng sự quan tâm của những người tiêu dùng. Nhiều người tin rằng “phúc lợi động vật tốt là tốt cho kinh doanh” và thực tế đã có sự gia tăng đáng kể số lượng các công ty thực phẩm đa quốc gia có nhiều khả năng đáp ứng và thực hiện các tiêu chuẩn về phúc lợi động vật. Một số xu hướng trong thị trường đã có những thay đổi trong phương pháp sản xuất chủ yếu để đáp ứng sự quan tâm của người tiêu dùng, thí dụ việc không thực hiện một số biện pháp kỹ thuật như cắt mỏ gà…
Thay đổi thực hành
Đáp ứng phúc lợi động vật thúc đẩy những thay đổi như gia cầm phát triển chậm hơn, mật độ thả thấp hơn và loại bỏ hoàn toàn kháng sinh trong chăn nuôi, việc này đã được chấp nhận đang tạo niềm tin cho những người sản xuất và tiêu dùng trong hiện tại và tương lai. Ảnh hưởng của sự thay đổi này có thể xuất hiện từ nhiều nguồn khác nhau như từ những lời chỉ trích phúc lợi của người tiêu dùng, đặc biệt trên phương tiện truyền thông xã hội hoặc sự theo đuổi lợi thế cạnh tranh hoặc muốn tạo ra sự khác biệt của nhà sản xuất hoặc nhà bán lẻ. Mặt khác, nhu cầu của một lượng lớn khách hàng hay vì lý do an toàn hoặc sức khỏe cho người dân của Chính phủ các nước cũng có thể gây ra thay đổi để thực hiện phúc lợi động vật.
Hiện nay các dữ liệu khoa học đang thúc đẩy việc áp dụng các tiến bộ trong phúc lợi động vật và tạo ra các giải pháp mới. Việc mở rộng và thu hút mua hàng thương mại điện tử cũng có thể là một giải pháp hiệu quả để thay đổi cách thức người tiêu dùng cảm nhận thức ăn và cách thức sản xuất đáp ứng phúc lợi động vật.
Gia tăng tầng lớp trung lưu
Ở nhiều thị trường phát triển và đang phát triển, sự tăng trưởng của tầng lớp trung lưu là một chỉ số quan trọng trong tổng tiêu thụ gia cầm. Theo cơ quan tư vấn và nghiên cứu GIRA thì tầng lớp trung lưu là phân khúc mà họ thường sử dụng một phần ba tổng thu nhập của họ cho chi tiêu tùy ý. Khi người tiêu dùng chuyển đổi thông qua các mức thu nhập và cấp lớp khác nhau, động cơ của họ để mua các sản phẩm gia cầm khác nhau cũng thay đổi và nhiều yếu tố phi tài chính hơn dự kiến sẽ ảnh hưởng đến việc mua hàng của người tiêu dùng giàu có hơn. Xu hướng này là phổ biến ở các thị trường đang phát triển châu Á, nơi tổng dân số được dự báo sẽ tăng lên 4,5 tỷ người vào năm 2020 và chiếm 60% tổng số toàn cầu. Vào năm 2020, tầng lớp trung lưu ở Đông Nam Á dự kiến là 400 triệu, chiếm 55% dân số vùng, trong khi đó tầng lớp trung lưu ở Trung Quốc sẽ đạt tới con số 1 tỷ, chiếm 70% dân số quốc gia. Tại Ấn Độ, tầng lớp trung lưu sẽ đạt 540 triệu người, chiếm 39% tổng số dân số. Như vậy tầng lớp trung lưu của 3 nguồn trên đạt xấp xỉ 2 tỷ người, chiếm 25% dân số thế giới và đây là nguồn hiệu quả của sự thay đổi trên. Động lực của nhóm khách hàng đang phát triển của châu á cùng với nhóm trung lưu tại Châu Âu, Mỹ và châu Mỹ La tinh sẽ tiếp tục ảnh hưởng tới sự lựa chọn thực phẩm cũng như việc xem xét phúc lợi động vật khi họ mua thịt gia cầm và nhóm khách hàng trung lưu này sẽ có ảnh hưởng đến thực tiễn chăn nuôi đáp ứng phúc lợi động vật trong tương lai
Thay đổi hành vi
Người tiêu dùng sẽ ngày càng có vai trò quan trọng trong việc thay đổi hành vi xã hội, ảnh hưởng đến xu hướng nấu ăn và tiêu dùng, cũng như sử dụng các nguồn lực trực tuyến để nghiên cứu các lựa chọn thực phẩm
Nguyễn Văn Bắc
Trung tâm Khuyến nông Quốc gia
(theo Asian poultry tháng 6 năm 2018)