Nhìn chung, suy giảm hiệu suất tăng trưởng do stress nhiệt có liên quan trực tiếp đến việc giảm lượng thức ăn ăn vào ở vật nuôi. Nhiều nghiên cứu gần đây cũng chỉ ra rằng stress nhiệt có thể làm sản sinh các loại gốc tự do ôxy hóa (ROS) và gây rối loạn hệ thống chống ôxy hóa, ảnh hưởng đến sự hấp thụ và chuyển hóa chất dinh dưỡng ở vật nuôi.
1. Thách thức
Sự nóng lên toàn cầu đã tạo ra một thách thức lớn cho ngành chăn nuôi, đặc biệt là ở các vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới, khu vực trọng điểm của ngành chăn nuôi toàn cầu (Renaudeau và cộng sự, 2019). Trên thực tế, để tạo ra những sản phẩm vật nuôi an toàn, chất lượng cao, nhà chăn nuôi phải thực hiện tốt những quy chuẩn khắt khe trong chăn nuôi, đặc biệt duy trì hiệu suất chăn nuôi trong những mùa cao điểm, và có những giải pháp dinh dưỡng kịp thời giúp tăng cường sức đề kháng của vật nuôi trong giai đoạn nhiệt độ môi trường cao, dẫn đến stress nhiệt.
2. Stress ôxy hóa ảnh hưởng đến vật nuôi như thế nào?
Tình trạng mất cân bằng các gốc tự do trong tế bào vật nuôi có thể ảnh hưởng đến tốc độ tăng trưởng, sức khỏe và sinh sản của vật nuôi. Khi các gốc tự do vượt quá khả năng chống ôxy hóa của con vật, stress ôxy hóa xảy ra. Các gốc tự do có thể làm tổn thương tế bào bằng các phản ứng mạnh với các phân tử protein, cấu trúc DNA và các axit béo thiết yếu trên màng lipid, dẫn đến những biến đổi gây rối loạn, tổn hại và làm chết tế bào.
Stress tác động lên tinh thần và các bệnh thực thể thông qua các phản ứng thần kinh – nội tiết – miễn dịch. Chính sự tác động này sẽ làm suy giảm khả năng đề kháng, chống chọi của vật nuôi với mầm bệnh từ môi trường.
Các hệ thống chăn nuôi tập trung hiện đại có xu hướng làm gia tăng stress ôxy hóa do tình trạng quá tải, rủi ro bệnh tật. Trong giai đoạn stress ôxy hóa, vật nuôi tiêu tốn nhiều năng lượng để phục hồi hơn thay vì tập trung sản xuất và sinh sản, do đó hiệu quả chăn nuôi giảm đi còn kéo theo chi phí phòng và chữa bệnh tăng lên.
Hệ quả là vật nuôi sẽ chịu nhiều tổn thất về sức khỏe và thành tích chăn nuôi. Tổn thương tế bào và mô còn gây ảnh hưởng đến chất lượng thịt, trứng và sữa.
3. Giải pháp tối ưu hóa hiệu suất chăn nuôi đỉnh điểm mùa nóng
Polyphenol – hoạt chất sinh học giúp hạn chế hiệu quả stress nhiệt và stress ôxy hóa ở vật nuôi Polyphenol đã thu hút nhiều sự chú ý trong những năm gần đây. Nhiều nghiên cứu đã được thực hiện để đánh giá việc ứng dụng hợp chất này như một biện pháp làm giảm tác hại do stress hiệu quả cho vật nuôi. Là một trong những chất chuyển hóa thứ cấp quan trọng, polyphenol tồn tại trong nhiều loại thực vật và đã được sử dụng cho nhiều mục đích khác nhau vì khả năng chống ôxy hóa mạnh. Polyphenol có thể giúp kích hoạt hoạt tính của protein phản ứng với stress như protein sốc nhiệt và enzyme chống ôxy hóa, có thể ức chế các loại ôxy phản ứng (ROS).
Nhiều nhà khoa học đã tiến hành nghiên cứu, đánh giá tính chất chống ôxy hóa của nhiều loại thực vật và khám phá ra rằng các phụ phẩm từ trái nho chứa rất nhiều polyphenol. Trong các bộ phận của trái nho, các nghiên cứu cho thấy hàm lượng chất chống ôxy hóa cao nhất nằm ở trong hạt và vỏ nho, có nhiều hoạt tính sinh học, không chỉ có tính chống ôxy hóa mà còn có tác dụng chống viêm và kháng khuẩn như antocyanin và proanthocyanidin.
Được chiết xuất từ nguồn cung cấp chất chống ôxy hóa tự nhiên, lý tưởng trong hạt và vỏ nho, được sàng lọc kỹ lưỡng, Nor-Feed đã phát triển Nor-Grape có vai trò quan trọng trong việc ngăn ngừa tác hại của các gốc tự do ôxy hóa tồn tại trong tế bào và tăng cường sức đề kháng của vật nuôi. Hơn thế nữa, Nor Grape còn có khả năng tái tạo và tăng cường hoạt động của các Vitamin như Vit E và Vit C, tăng sản xuất các enzyme nội sinh như Super Oxide Dismutase và Gluting Peroxidase, cải thiện sức đề kháng của vật nuôi chống lại stress nhiệt.
Hiệu quả hiệp lực tối ưu hoạt động chống ôxy hóa
Bổ sung Nor-Grape® 80 sẽ giúp cải thiện hoạt tính chống ôxy hóa của Vitamin E và Vitamin C để chống lại sự tấn công của các gốc tự do sinh ra bởi stress ôxy hóa.
Trong nghiên cứu này, 360 gà thịt được chia thành hai nhóm và được nhốt trong 12 lồng với 12 con mỗi nhóm. Trong nhóm đối chứng (CTL), gà được cho ăn thức ăn tiêu chuẩn và những con trong nhóm Nor-Grape (NG 30 ppm) được cho ăn cùng loại thức ăn có bổ sung 30 ppm Nor-Grape trong toàn bộ chu kỳ sản xuất. Tất cả đàn gà đã được tiêm phòng bệnh Newcastle và viêm phế quản truyền nhiễm (IB). Vào tuần thứ 2 của thử nghiệm, đàn gà đã phải trải qua tình trạng stress nhiệt (350C). Vào cuối thử nghiệm, độ kháng thể trong huyết thanh (Newcastle, IB) từ 18 con trong đàn ở mỗi nhóm được đo lường.
Kết quả đã chứng minh rằng, việc bổ sung Nor-Grape® 80 có tác động tích cực đến sự thành công trong tiêm chủng của đàn gia cầm trong việc chống lại các chủng bện Newcastle trong nhóm Nor-Grape 30 ppm (p < 0,10). Hơn nữa, nhóm được bổ sung Nor-Grape® 80 có tỷ lệ kháng bệnh cao hơn đáng kể đối với ít nhất một trong hai mầm bệnh (p < 0,05), so với nhóm đối chứng.
Việc bổ sung Nor-Grape vào thức ăn cho gà thịt cho thấy hiệu quả đáng kể trong việc hỗ trợ hệ thống miễn dịch và tăng tỷ lệ tiêm chủng thành công. Nor-Grape giúp cải thiện khả năng miễn dịch và góp phần tăng cường an toàn sinh học trong điều kiện chăn nuôi đầy thách thức như hiện nay.
Kết luận
Người tiêu dùng ngày nay ngày càng ý thức hơn về lợi ích sức khỏe của những thực phẩm giàu chất ôxy hóa tự nhiên. Do đó, việc bổ sung các khoáng chất, Vitamin E và các giải pháp thay thế tự nhiên giàu polyphenol như Nor-Grape ngày càng thu hút nhiều sự quan tâm từ phía nhà chăn nuôi. Bởi lẽ ngành chăn nuôi đang phải liên tục tìm kiếm và thực thi các chiến lược dinh dưỡng vật nuôi dựa trên nhu cầu và mong muốn của người tiêu dùng đối với những sản phẩm thịt giàu vi dưỡng chất được sản xuất một cách an toàn. Do đó, việc bổ sung những chất ôxy hóa tự nhiên giàu polyphenol vào khẩu phần ăn của vật nuôi giúp cải thiện sức khỏe và hiệu suất chăn nuôi, đặc biệt trong thời kỳ stress nhiệt và điều kiện chăn nuôi đầy thách thức như hiện nay.
>> Stress nhiệt có thể làm suy yếu chức năng miễn dịch của vật nuôi và khiến chúng dễ bị nhiễm bệnh hơn, dẫn đến suy giảm, hiệu suất tăng trưởng, thậm chí tăng tỷ lệ chết. Hơn nữa, stress nhiệt có thể ảnh hưởng đến màu sắc, tính đàn hồi và độ pH của thịt và được nhiều nghiên cứu chỉ ra là một trong những yếu tố ảnh hưởng chính đến chất lượng thịt. |
Nguồn: Tạp chí Người chăn nuôi