Phùng Quang Trường, Tăng Xuân Lưu, Phùng Thị Diệu Linh, Phùng Quang Thản, Nguyễn Yên Thịnh, Đặng Thị Dương và Ngô Đình Tân.
Tác giả liên hệ: Phùng Quang Trường, Trung tâm nghiên cứu Bò và Đồng Cỏ Ba Vì
Điện thoại: 0912233974, Email:truongbavi@gmail.com
(Trình bày tại hội nghị Khoa học chuyên ngành Chăn nuôi – thú y Bộ NN và PTNT ngày 29/8/2018 tại Viện Chăn nuôi)
TÓM TẮT
Nghiên cứu này được tiến hành nhằm đánh giá khả năng sản xuất của đàn bê F1-BBB sinh ra từ bò cái sữa và bò cái Zebu. Các thí nghiệm được tiến hành nhằm theo dõi khả năng sinh trưởng và sản xuất từ giai đoạn sơ sinh đến khi vỗ béo. Kết quả cho thấy:
Khối lượng của bê sơ sinh cái và đực của F1-BHF có xu hướng cao hơn so với và F1-BZB; khối lượng từ sơ sinh đến 6 tháng tuổi thì bê F1-BZB có xu hướng cao hơn so với F1-BHF. Đến thời điểm 9 tháng tuổi bê F1-BHF và bê F1-BZB lần lượt là ở con đực (270,8 kg và 269,7 kg) ở con cái (241,8 kg và 249,3); lúc 12 tháng tuổi là 376,8 kg và 332,1 kg ở con đực và 334,8 kg và 311,3 kg ở con cái; 18 tháng tuổi là 526,8 kg và 493,6 kg ở con đực và 474,3 kg và 472,8kg ở con cái; và 21 tháng tuổi là 474,3 và 472,8 kg ở con đực và 569,8 và 565,8 kg ở con cái.
Sinh trưởng tuyệt đối và sinh trưởng tuyệt đối của bê F1-BHF ở giai đoạn sơ sinh đến 6 tháng có xu hướng thấp hơn so với bê F1-BZB ở cả bê cái và bê đực. Nhưng đến giai đoạn từ 6 đến 18 tháng và ở giai đoạn vỗ béo thì lại có xu hướng ngược lại (bê F1-BHF cao hơn so với F1-BZB).
Lượng chất khô thức ăn thu nhận ở giai đoạn vỗ béo ở các nhóm bò lai là: giai đoạn 0 – 15 ngày đầu vỗ béo trung bình là 9,62kg/con/ngày các giai đoạn 16 – 30 ngày, 31 – 45 ngày, 46 – 60 ngày, 61 – 75 ngày, 76 – 90 ngày lượng VCK tăng dần lần lượt là (9,93. 10,54. 10,96. 11,02. 11,34) kg VCK/con/ngày.
Khối lượng thịt xẻ là 309,05 kg và tỷ lệ thịt xẻ trung bình đạt 52.18%, khối lượng thịt tinh là 250,93 kg và tỷ lệ thịt tinh là 42,35%; Thịt bò F1 BBB có hàm lượng VCK là 24,32%, độ ẩm (74,84%), protein thô (20,37%), lipit (4,32%), khoáng tổng số (1,86%).
Từ khóa: Bò lai F1-BBB (F1-BHF, F1-BZB), sinh trưởng tuyệt đối, thu nhận thức ăn, khả năng cho thịt.
ABSTRACT
This study was conducted to investigated the production performances of the F1-BBB calf from dairy cows and Zebu cows. Experiments were conducted to determined growth and production from neonatal to fattening. The results were showed that:
The body weight from at birth to 6 month old of F1-BZB females and males tended to be higher than that of F1-BHF and at 9 month of age, the body weight from F1-BHF and F1-BZB were male (270.8 kg vs 269.7 kg) in females (241.8 kg vs 249.3 kg); at 12 months (376.8 kg vs 332.1 kg) in males and (334.8 kg vs 311.3 kg) in females; 18 months of age were 526.8 kg vs 493.6 kg in males and 474.3 kg vs 472.8 kg in females; and 21 months of age were 474.3 vs 472.8 kg in males and 569.8 vs 565.8 kg in females, respectively.
The growth rates of F1-BHF calves at birth to 6 months tended to be lower than F1-BZB calves in both male and female calves. However, at period of 6 to 18 months and in the fattening stage, the opposite trend (calf F1-BHF higher than F1-BZB).
The dry matter intake in the fattening phase of the crossbred cattle was: the first 0-15 days of fattening was 9.62kg / head / day for 16 – 30 days, 31 – 45 days , 46 – 60 days, 61 – 75 days, 76 – 90 days of increasing DM (9,93, 10,54, 10,96, 11,02, 11,34) kg DM / head / day.
The carcass weight was 309.05 kg and the average carcass yield was 52.18%, the net weight was 250.93 kg and the meat ratio was 42.35%. Beef F1 BBB had a content of 24.32%, moisture (74.84%), crude protein (20.37%), lipid (4.32%), total minerals (1.86%).
Keywords:: Crossbred F1-BBB (F1-BHF; F1-BZB), growth performance, feed intake, ability for meat.