Năm 2018, Việt Nam đã nhập khẩu 962 triệu USD sữa và sản phẩm từ sữa. Theo số liệu thống kê từ TCHQ, sang năm 2019, sau khi giảm hai tháng liên tiếp, kim ngạch nhập khẩu sữa và sản phẩm đã tăng trở lại trong tháng 5/2019 nhưng suy giảm trở lại ở tháng 6, giảm 22,6% tương ứng với 149,8 triệu USD.
Tính chung từ đầu năm đến hết tháng 6/2019 kim ngạch mặt hàng này đạt 879,37 triệu USD, tăng 2,1% so với 6 tháng đầu năm 2018.
Kim ngạch nhập khẩu sữa và sản phẩm tính từ tháng 1/2019 đến tháng 6/2019
ĐVT: USD
Nguồn:Tổng hợp số liệu từ TCHQ
Việt Nam nhập khẩu sữa và sản phẩm chủ yếu từ New Zealand, các nước Đông Nam Á và EU, tỷ trọng từ các thị trường này chiếm lần lượt 17,09%; 13,74% và 10,20%. So sánh với cùng kỳ năm trước, thì trong 6 tháng đầu năm nay kim ngạch nhập từ thị trường New Zealand giảm mạnh tới một nửa (34%), ngược lại nhập từ các nước Đông Nam Á và EU lại tăng, tăng lần lượt 9,7% và 8,4%.
Ngoài ba thị trường chủ lực kể trên, Việt Nam còn nhập khẩu từ các thị trước khác nữa như Singapore, Mỹ, Thái Lan, Đức….
Trong số những thị trường cung cấp sữa cho Việt Nam thì New Zealand đạt kim ngạch cao 150,29 triệu USD, nhưng so với cùng kỳ năm 2018 giảm 10,41%, riêng tháng 6/2019 cũng giảm 34,51% so với tháng 5/2019 và giảm 19,18% so với tháng 6/2018 xuống còn 13,45 triệu USD.
Đứng thứ hai về kim ngạch là thị trường Mỹ 70,9 triệu USD, tăng 26,48% so với cùng kỳ 2018, trong đó tháng 6/2019 đã nhập từ Mỹ 13,88 triệu USD, giảm 19,85% so với tháng 5/2019 nhưng tăng gấp 2 lần (tương ứng 103,49%) so với tháng 6/2018.
Kế đến là các thị trường Singapore, Australia, Thái Lan, Đức, Pháp…
Nhìn chung, 6 tháng đầu năm 2019, kim ngạch nhập khẩu từ các thị trường hầu hết đều tăng trưởng, số thị trường này chiếm 77,78%, trong đó Việt Nam tăng mạnh nhập khẩu từ Bỉ, tuy chỉ đạt 2,8 triệu USD, chiếm 0,32% tỷ trọng nhưng so với cùng kỳ tăng gấp 2,1 lần (tương ứng 112,79%), riêng tháng 6/2019 cũng đã nhập từ Bỉ 806,8 nghìn USD, tăng 28,57% so với tháng 5/2019, nhưng so với tháng 6/2018 tăng đột biến gấp 12,14 lần (tương ứng 1114,55%).
Bên cạnh đó, Việt Nam cũng tăng mạnh nhập từ thị trường Australia đạt 26,85 triệu USD, tăng gấp 2 lần (tương ứng 104,47%), mặc dù trong tháng kim ngạch giảm 16,7% so với tháng 5/2019 và giảm 3,41% so với tháng 6/2018 xuống còn 2,26 triệu USD.
Ở chiều ngược lại, Việt Nam giảm mạnh nhập từ thị trường Đức, giảm 25,59% chỉ với 23,06 triệu USD, riêng tháng 6/2019 cũng giảm 5,09% so với tháng 5/2019 và giảm 17,79% so với tháng 6/2018 tương ứng với 3,91 triệu USD.
Thị trường nhập khẩu sữa và sản phẩm 6 tháng đầu năm 2019
Thị trường | Tháng 6/2019 (USD) | +/- so với tháng 5/2019 (%)* | 6 tháng năm 2019 (USD) | +/- so với cùng kỳ 2018 (%)* |
New Zealand | 13.451.847 | -34,51 | 150.297.166 | -10,41 |
Mỹ | 13.882.344 | -19,85 | 70.906.366 | 26,48 |
Singapore | 10.037.804 | -39,11 | 66.982.544 | 0,7 |
Thái Lan | 5.258.809 | 102,87 | 29.365.673 | 2,04 |
Australia | 2.260.307 | -16,7 | 26.854.198 | 104,47 |
Đức | 3.913.534 | -5,09 | 23.067.838 | -25,59 |
Pháp | 3.591.229 | -20,06 | 22.163.765 | 34,97 |
Nhật Bản | 3.165.003 | -41,99 | 21.181.944 | 33,61 |
Malaysia | 3.211.336 | -31,8 | 21.166.618 | 21,53 |
Hà Lan | 2.545.102 | -30,61 | 17.268.007 | -7,29 |
Ireland | 2.716.272 | 78,11 | 8.293.229 | 6,89 |
Thụy Sỹ | 2.047.039 | 25,18 | 8.213.164 | |
Ba Lan | 1.614.265 | -39,99 | 8.176.774 | -23,35 |
Tây Ban Nha | 552.828 | -50,75 | 6.858.949 | 28,55 |
Hàn Quốc | 1.011.603 | -9,06 | 6.302.334 | 8,59 |
Philippines | 598.327 | 21,46 | 3.328.535 | 54,75 |
Bỉ | 806.848 | 28,57 | 2.864.304 | 112,79 |
Đan Mạch | 161.782 | -52,5 | 1.005.846 | 40,85 |
(*tính toán số liệu từ TCHQ)
Xuất khẩu
Khi nguồn cung đã đáp ứng thị trường nội địa, để tăng dư địa phát triển các doanh nghiệp ngành sữa đã chọn con đường xuất ngoại, dù cách tiếp cận thị trường khác nhau.
Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, giai đoạn 2016 – 2018, giá trị xuất khẩu sữa và sản phẩm từ sữa của Việt Nam liên tục tăng. Cụ thể, từ con số 84,47 triệu USD năm 2016 tăng lên 82,65 triệu USD năm 2017 và 129,68 triệu USD năm 2018. Theo đó, giá trị kim ngạch xuất khẩu trung bình cả giai đoạn tăng trưởng là 27,37%. Riêng quý 1/2019 giá trị xuất khẩu sữa đạt 48,6 triệu USD. Trong đó, các thị trường chính là Iraq, Hongkong (TQ), Trung Quốc đại lục, Afganistan, Philppines và một số nước khác như: UAE, Lào, Myanmar, Nhật Bản…, theo nguồn tin từ Thời báo Tài chính.
Đạt được kết quả này do ngành sữa trong nước đã thực hiện tốt các yêu cầu kiểm dịch sản phẩm sữa của các nước khi nhập khẩu sản phẩm từ Việt Nam, bên cạnh đó đã có những biện pháp tổ chức thực hiện để kiểm dịch xuất khẩu sữa và sản phẩm từ Việt Nam sang các nước.
Nếu như năm 2015 cả nước mới chỉ có 3 doanh nghiệp đăng ký kiểm dịch xuất khẩu sữa và sản phẩm sữa từ Việt Nam sang 10 nước, thì đến nay sữa Việt Nam đã có mặt tại gần 50 quốc gia trên thế giới. Hiện Việt Nam có khoảng 60 doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh sữa với hơn 300 nhãn hàng, trong đó 10 doanh nghiệp có sản phẩm sữa xuất khẩu và chủ yếu là các công ty: Công ty sữa Việt Nam (Vinamilk) và TH true Milk, Mộc Châu Milk… .
Ngoài xuất khẩu, các doanh nghiệp sữa Việt Nam cũng đầu tư ra nước ngoài, theo đó Vinamilk đầu tư về ngành sữa sang Mỹ, New Zealand, Campuchia, Ba Lan, Lào, Myanmar và đang tìm kiếm, mở rộng thị trường sang EU, châu Phi và Nam Mỹ; TH true Milk đầu tư dự án khoảng 2,7 tỷ USD sang Nga để chăn nuôi, chế biến sữa…
Sau khi ký kết Nghị định thư về xuất khẩu sữa từ Việt Nam sang Trung Quốc ngày 26/4/2019, đến thời điểm này đã có 8 doanh nghiệp đã đăng ký xuất khẩu sữa sang Trung Quốc là Vinamilk, TH True Milk, Ba Vì Milk, Nestlé Việt Nam, Nutifood, Enovi và FrieslandCampina Việt Nam.
Đồng thời, Bộ Nông nghiệp và PTNT đã khẩn trương xây dựng kế hoạch trển khai Nghị định thư này. Về giám sát an toàn thực phẩm, Bộ NN-PTNT đã phê duyệt kế hoạch quốc gia về kiểm tra, giám sát an toàn thực phẩm đối với sữa tươi nguyên liệu và sẽ triển khai lấy mẫu giám sát từ tháng 6/2019. Các doanh nghiệp phải xây dựng kế hoạch giám sát sữa nguyên liệu theo yêu cầu của Nghị định thư. Trong đó, các trang trại, hộ chăn nuôi bò sữa cần thực hiện đúng quy định theo “Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về sữa tươi nguyên liệu” – QCVN 01-186: 2017/BNNPTNT, cụ thể như sau:
1. Yêu cầu về chỉ tiêu cảm quan và chỉ tiêu lý, hóa của sữa tươi nguyên liệu
1.1. Chỉ tiêu cảm quan
– Màu sắc của sữa tươi nguyên liệu: Từ màu trắng ngà đến màu kem nhạt
– Mùi, vị: Mùi, vị đặc trưng của sữa tươi tự nhiên
– Trạng thái: Dịch thể đồng nhất
– Tạp chất lạ nhìn thấy bằng mắt thường: Không có
1.2. Chỉ tiêu lý, hóa
Stt
|
Tên chỉ tiêu | Đvt | Mức quy định | Phân loại chỉ tiêu |
1 | Hàm lượng chất khô | % | ≥ 11,5 | A |
2 | Hàm lượng chất béo | % | ≥ 3,2 | A |
3 | Hàm lượng protein sữa | % | ≥ 2,7 | A |
4 | Tỷ trọng ở 20 °C | g/ml | ≥ 1,026 | A |
5 | Độ a xít chuẩn độ | °T | 16 đến 21 | A |
6 | Điểm đóng băng | °C | – 0,50 đến – 0,58 | A |
* Chỉ tiêu loại A: Bắt buộc phải thử nghiệm để đánh giá hợp quy.
2. Giới hạn về số lượng tế bào soma
Số lượng tế bào soma có trong 1 ml sữa không lớn hơn 1.000.000 tế bào.
3. Số lượng vi khuẩn
Giới hạn nhiễm vi khuẩn trong sữa tươi nguyên liệu
STT | Tên chỉ tiêu Giới hạn tối đa cho phép CFU/ml |
Phân loại chỉ tiêu |
n |
c |
m |
M |
1 | Số lượng vi khuẩn hiếu khí tổng số đếm được tại 30°C 3 x 106 | 3 | x | 106 | A | |
2 | Số lượng vi khuẩn Tụ cầu vàng (Staphylococus aureus) 5 2 500 2 000 | 5 | 2 | 500 | 2000 | A |