• Tiếng Việt
  • Tiếng Anh

Chưa được phân loại

HIỂM HỌA KHI SỬ DỤNG RAU, QUẢ TRỒNG BÊN LỀ ĐƯỜNG – HÃY THAY BẰNG TRÔNG HOA, CÂY CẢNH

       Hiện nay, từ sự lo sợ của người sử dụng rau xanh bị lạm dụng thuốc sâu, thuốc kích thích sinh trưởng làm ảnh hưởng đến sức khỏe con người;  nhiều người dân đã tận dụng diện tích hai bên đường giao thông, trên giải phân cách để trồng rau với mục đích sản xuất rau “sạch” phục vụ gia đình. Đó là cách hiểu sai lầm ! Cứ nghĩ rằng mình trồng rồi tưới bằng nước sạch là có được thứ rau “sạch” ? !. Thực chất nó không hề sạch chút nào ! mà trái lại còn rất “bẩn” có hại cho sức khỏe khi sử dụng nó. Các chuyên gia nghiên cứu về môi trường cũng như cơ chế sinh học đã khẳng định rằng những “vườn” rau được trồng ở vỉa hè đường phố, hai bên lề đường, dải phân cách giao thông …hàng ngày, hàng giờ với các phương tiên xe gắn máy lưu thông trên đường đã xả ra hàng trăm m3 khí mỗi ngày mang theo nhiều bụi siêu nhỏ- “hạt nano” có chứa kim loại nặng (như chì từ xăng dầu…) là nguồn kim loại độc cho con người được bám dính hoặc cây rau (quả) hấp thu là nguồn gây độc cho con người (gia súc) khi sử dụng nó ! (sự bám dính này chẳng khác gì bụi bám dính ở các cánh quạt chúng ta sử dụng hàng ngày trong mỗi gia đình)

       Trong tổng lượng phát thải gây ô nhiễm trong môi trường không khí (đô thị) thì khí thải từ các phương tiện giao thông cơ giới đường bộ chiếm vị trí hàng đầu. Xe ô tô, mô tô, xe gắn máy… chiếm tỷ lệ lớn nhất đồng thời cũng là nguồn phát thải chất gây ô nhiễm lớn nhất. Lý giải căn nguyên của vấn đề này, các chuyên gia cho biết các phương tiện giao thông cơ giới sử dụng xăng và dầu diesel làm nhiên liệu, quá trình rò rỉ, bốc hơi và đốt cháy nhiên liệu còn tạo ra nhiều loại khí độc như: SO2, NO2, CO, VOC, Benzen, Toluen…

Nguồn: Số liệu báo cáo hiện trạng môi trường quốc gia 2016

      Xe ô tô, xe máy ở Việt Nam bao gồm nhiều chủng loại, có nhiều xe qua nhiều năm sử dụng và không thường xuyên bảo dưỡng, hiệu quả sử dụng nhiên liệu thấp, nồng độ chất độc hại và bụi trong khí thải cao. Xe máy hiện vẫn là nguồn đóng góp chính các loại khí ô nhiễm, đặc biệt đối với các khí thải như CO và VOC. Trong khi đó, các loại xe tải và xe khách lại thải nhiều khí NO2, SO2. Quá trình cháy không hết nhiên liệu cũng thải ra bụi cacbon. Nguồn bụi này thường tồn đọng trên đường, hoặc bám theo xe và thường cuốn theo lốp xe khi xe chạy cũng được xem là tác nhân từ khí thải từ hoạt động giao thông.

       Theo thông tin của Bộ Tài nguyên và Môi trường, lượng khí thải ra không khí là trung bình trong một mét khối không khí ở Hà Nội có tới 80 µg (mi-crô gram) bụi khí PM10. Một nguồn gây ô nhiễm trầm trọng là khí thải từ các phương tiện giao thông, trong đó 200.000 ô-tô và 1,9 triệu xe máy đã trở thành nguồn chủ yếu sinh ra ô-xít ni-tơ, khí CmHn, SO2 và bụi. Khi chúng ta trồng sau, củ, quả hai bên đường thì chính lượng khí thải này một phần đã tác động trực tiếp tới rau, củ, quả, trong các sản phẩm này chứa lượng lớn chất thải nêu trên dưới các dạng (bám dính, hấp thu vào thân, lá, củ, quả) từ đó khi sử dụng sẽ gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe người dùng hoặc vật nuôi.

      Chia sẻ về vấn đề này, PGS. TS Nguyễn Duy Thịnh – Viện Công nghệ sinh học và công nghệ thực phẩm, Đại học Bách khoa Hà Nội cho biết: “Rau được trồng tại dải phân cách, lề đường giao thông vẫn lên tốt bình thường nếu được chăm sóc, nhưng ít ai biết những loại đất đó là đất tạp, không được kiểm soát nên trong đất có chứa một số chất độc hại. Rau được trồng trên loại đất tạp có thể nhiễm chất độc do tích tụ từ đất gây ra những nguy hại đến chính sức khỏe con người”. Ông Thịnh khuyến cáo, để trồng được rau sạch thật sự, người dân nên lựa chọn loại đất chuyên canh trồng rau, đó là đất được cải tạo liên tục hoặc loại đất sạch đóng sẵn được bán nhiều ở các cửa hàng cây giống. Đặc biệt, cần tránh trồng ở những vỉa hè, ven đường có nhiều phương tiện đi lại.

Trồng hoa ở dải phân cách hoặc hai bên đường khiến cảnh quan tốt đẹp hơn, giúp làm dịu bớt căng thẳng và điều hòa tâm trạng, cảm xúc của người lái xe, nhất là khi chạy đường dài (Ảnh: Vnexpress)

     Thực tế ở nước ngoài người ta đã trồng cây xanh và hoa ở hai bên đường và giữa giải phân cách từ rất lâu. Điều đó đã mang lại hiệu quả cảnh quan thư thái cũng như giúp cho người tham gia giao thông trên các tuyến đường bớt căng thẳng hơn.

      Ở Việt Nam chúng ta hãy thay bằng những luống rau chứa đầy tiềm ẩn “độc hại”, mọi người hãy biến những lề đường, giải phân cách thành những đường hoa cây cảnh, vừa tạo cảnh quan môi trường vừa giảm thiểu ngăn cản khói bụi vào nhà và môi trường. Tạo những sắc hoa rực rỡ mở ra một không gian đa màu sắc, xanh, mát, sạch, thân thiện và đáng sống hơn.

          Tại Trung tâm nghiên cứu Bò và Đồng cỏ Ba Vì đã có những con đường đẹp, người dân hãy thay đổi nhận thức và chuyển đổi từ trồng rau, trồng cỏ chăn nuôi chuyển sang trồng hoa và hoa sẽ đua nhau khoe sắc, tạo nên những tuyến đường, đoạn đường thực sự là một điểm nhấn đáng chú ý, khiến cảnh quan đẹp hơn, con người thân thiện, gắn kết hơn tạo nên một sự hài hòa giao thoa đất và trời của vùng quê gắn liền với địa linh nhân kiệt. 

Những con đường hoa trong các thôn xóm

Hai bên trồng hoa ngũ sắc , điểm nhấn đẹp ở các vùng quê

Rảo bước trên con đường làng “Thảm hoa” chắc rằng sẽ giúp xua tan những căng thẳng mệt nhọc của một ngày làm việc !

Ba Vì, tháng 7 năm 2020 !

Bút danh: Trung tâm Bò Ba Vì ! 

 

 

 

 

MUA HẠT GIỐNG CỎ LIÊN HỆ SĐT 0363145282. TƯ VẤN VỀ BÒ GIỐNG LIÊN HỆ 0912233974.TƯ VẤN KHÓA HỌC THỤ TINH NHÂN TẠO LIÊN HỆ 0974045596 HOTLINE: 0983666586