• Tiếng Việt
  • Tiếng Anh

Dịch tả lợn châu Phi

KẾ HOẠCH QUỐC GIA PHÒNG CHỐNG AFS

 Ngày 7/7/2020, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 972/QĐ-TTg về việc phê duyệt “Kế hoạch quốc gia phòng, chống bệnh Dịch tả heo châu Phi, giai đoạn 2020 – 2025”.

Chủ động giám sát phát hiện sớm, cảnh báo, áp dụng kịp thời, có hiệu quả các biện pháp phòng, chống bệnh Dịch tả heo châu Phi (ASF); Bảo đảm áp dụng các biện pháp chăn nuôi an toàn sinh học, an toàn dịch bệnh nhằm giảm thiểu tổn thất về kinh tế, hạn chế tác động xấu của giá thịt heo đến chỉ số giá tiêu dùng (CPI), môi trường và các hoạt động thương mại động vật, sản phẩm động vật của Việt Nam.

Cụ thể:

a. Trên 90% số xã, phường, thị trấn không có bệnh ASF trong 2 năm đầu thực hiện Kế hoạch; Trên 95% số xã, phường, thị trấn không có bệnh ASF trong 2 năm tiếp theo và trên 99% số xã, phường, thị trấn không có bệnh ASF trong 2 năm cuối thực hiện Kế hoạch.

b. Xây dựng thành công ít nhất 500 cơ sở chăn nuôi heo và 50 chuỗi sản xuất heo, sản phẩm thịt heo an toàn bệnh ASF, đáp ứng tiêu dùng trong nước và xuất khẩu heo, sản phẩm thịt heo.

c. Có 100% cơ sở chăn nuôi trang trại quy mô lớn, 90% cơ sở chăn nuôi trang trại quy mô vừa và 80% cơ sở chăn nuôi trang trại quy mô nhỏ áp dụng các biện pháp chăn nuôi heo an toàn sinh học.

d. Xây dựng thành công ít nhất 2 phòng thí nghiệm quốc gia đạt an toàn sinh học cấp độ III và 2 cơ sở nuôi động vật sạch bệnh để phục vụ nghiên cứu, sản xuất vaccine ASF và chẩn đoán, xét nghiệm bệnh có nguy cơ lây sang người theo quy định tại Nghị định số 103/2016/NĐ-CP ngày 1/7/2016 của Chính phủ.

e. Nghiên cứu các đặc điểm dịch tễ và đặc điểm virus gây bệnh ASF để có giải pháp phòng, chống phù hợp và hiệu quả; Bước đầu nghiên cứu vaccine phòng bệnh ASF, đáp ứng các yêu cầu về kiểm nghiệm, khảo nghiệm và đăng ký lưu hành theo quy định của pháp luật.

 

Nội dung của kế hoạch

1. Chăn nuôi an toàn sinh học

2. Tổ chức nuôi tái đàn heo

3. Giám sát dịch bệnh

4. Tiêu hủy heo mắc bệnh, nghi mắc bệnh ASF

5. Kiểm soát vận chuyển, buôn bán heo, sản phẩm từ heo

6. Quản lý giết mổ heo và việc tiêu thụ các sản phẩm thịt heo

7. Vệ sinh, tiêu độc, khử trùng

8. Xây dựng vùng, cơ sở, chuỗi cơ sở chăn nuôi an toàn dịch bệnh

9. Tăng cường năng lực chẩn đoán, xét nghiệm

10. Nghiên cứu đặc điểm dịch tễ bệnh ASF, vaccine ASF

11. Tuyên truyền nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi

12.  Hợp tác quốc tế

13.  Chính sách hỗ trợ

Trong đó, việc xây dựng vùng, cơ sở, chuỗi cơ sở chăn nuôi an toàn dịch bệnh thực hiện như sau:

– UBND các cấp có trách nhiệm chỉ đạo, hướng dẫn, tổ chức xây dựng vùng, cơ sở, chuỗi cơ sở sản xuất các sản phẩm chăn nuôi heo an toàn dịch bệnh; Xây dựng các cơ chế, chính sách khuyến khích, hỗ trợ phát triển vùng, cơ sở an toàn dịch bệnh.

– Các doanh nghiệp chăn nuôi có tiềm năng xây dựng các chuỗi sản xuất sản phẩm chăn nuôi heo đạt tiêu chuẩn an toàn dịch bệnh nhằm đáp ứng tiêu dùng trong nước và xuất khẩu.

– Đối với các địa phương có doanh nghiệp, cơ sở chăn nuôi heo, chế biến sản phẩm nguồn gốc từ heo có định hướng xuất khẩu sản phẩm cần phải thúc đẩy, xây dựng cơ sở, vùng an toàn dịch bệnh theo quy định của Việt Nam và các tiêu chuẩn theo khuyến cáo của Tổ chức Thú y Thế giới (OIE).

– Cục Thú y, Bộ NN&PTNT chỉ đạo, hướng dẫn các địa phương, doanh nghiệp, cơ sở chế biến, chăn nuôi xây dựng phát triển vùng an toàn dịch bệnh; Đàm phán song phương với các đối tác quốc tế, bao gồm OIE để chứng nhận các chuỗi sản xuất, cơ sở, vùng chăn nuôi, chế biến trong nước đạt an toàn dịch bệnh theo tiêu chuẩn của OIE.

– Quản lý, duy trì vùng, cơ sở chăn nuôi, chế biến an toàn dịch bệnh là trách nhiệm của địa phương và cơ quan chuyên môn thú y.

Cùng đó, tuyên truyền nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi. Cụ thể:

– Triển khai công tác tuyên truyền về phòng, chống dịch bệnh, nguy cơ tái phát dịch bệnh, chăn nuôi an toàn sinh học và an toàn dịch bệnh trên diện rộng đến từng đối tượng cụ thể (vận chuyển, buôn bán heo, người chăn nuôi, cán bộ làm công tác thú y).

– Tổ chức công tác truyền thông về nguy cơ đối với sức khỏe cộng đồng, an toàn dịch bệnh, tác hại đối với nền kinh tế, ngành chăn nuôi… do hoạt động buôn bán, vận chuyển lậu heo, sản phẩm heo gây ra.

– Đa dạng hóa hình thức tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng và hệ thống thông tin cơ sở, tổ chức các buổi tọa đàm hoặc viết thông điệp ngắn; Xây dựng, in ấn tờ gấp, biển quảng cáo phân phát cho người chăn nuôi, dán ở nơi công cộng.

– Tổ chức các lớp tập huấn nâng cao năng lực chuyên môn về giám sát, xử lý ổ dịch cho cán bộ làm công tác thú y tại địa phương.

Đồng thời, Kế hoạch cũng đưa ra việc rà soát, sửa đổi bổ sung, cập nhật các chính sách hỗ trợ cho các đối tượng chăn nuôi như cơ sở chăn nuôi của các tổ chức, cá nhân và lực lượng vũ trang bị thiệt hại do dịch bệnh gây ra; Các đối tượng tham gia công tác phòng, chống ASF; Triển khai các chính sách hỗ trợ cho công tác phòng, chống dịch ASF.

 

Tổ chức thực hiện

Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống bệnh ASF: Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống bệnh ASF là đầu mối điều phối, chỉ đạo các hoạt động ứng phó khẩn cấp trong toàn quốc theo bản Kế hoạch này. Căn cứ tình hình thực tế và diễn biến của dịch bệnh ASF, Ban chỉ đạo quốc gia tham mưu, đề xuất với Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo các bộ, ngành và địa phương triển khai các biện pháp bổ sung cho phù hợp.

Các bộ, ngành khác thực hiện theo nhiệm vụ được phân công và phối hợp trong các hoạt động liên quan. Kinh phí thực hiện Kế hoạch này được bố trí từ nguồn kinh phí ngân sách Nhà nước cấp và các nguồn kinh phí hợp pháp khác theo quy định của pháp luật hiện hành. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký ban hành.

 Bảo Hân
Nguồn : Tạp chí Người chăn nuôi
 

 

 

MUA HẠT GIỐNG CỎ LIÊN HỆ SĐT 0363145282. TƯ VẤN VỀ BÒ GIỐNG LIÊN HỆ 0912233974.TƯ VẤN KHÓA HỌC THỤ TINH NHÂN TẠO LIÊN HỆ 0974045596 HOTLINE: 0983666586