Cam kết cắt giảm thuế quan nhập khẩu cho ngành bò của Việt Nam trong một số FTA chính
|
CPTPP |
AEC |
EVFTA |
|||
Mức thuế cơ sở |
Mức thuế cam kết cắt giảm |
Mức thuế cơ sở |
Mức thuế cam kết cắt giảm |
Mức thuế cơ sở |
Mức thuế cam kết cắt giảm |
|
Bò sống |
||||||
Bò làm giống |
0% |
0% |
0% |
0% |
0% |
0% |
Bò dùng cho mục đích khác |
5% |
0% ngay lập tức |
0% |
0% |
5 |
0% ngay lập tức |
Thịt bò tươi hoặc ướp lạnh |
||||||
Thịt cả con và nửa con |
31% |
Về 0% sau 3 năm |
5 |
0% từ năm 2015 |
30 |
Về 0% sau 3 năm |
Thịt pha có xương khác |
20% |
Về 0% sau 3 năm |
5 |
0% từ năm 2016 |
20 |
Về 0% sau 3 năm |
Thịt lọc không xương |
15% |
Về 0% sau 3 năm |
5 |
0% từ năm 2017 |
14% |
Về 0% sau 3 năm |
Thịt bò đông lạnh |
||||||
Thịt cả con và nửa con |
20% |
Về 0% sau 3 năm |
5 |
0% từ năm 2015 |
20% |
Về 0% sau 3 năm |
Thịt pha có xương khác |
20% |
Về 0% sau 3 năm |
5 |
Về 0% từ năm 2016 |
20% |
Về 0% sau 3 năm |
Thịt lọc không xương |
15% |
Về 0% sau 3 năm |
5 |
Về 0% từ năm 2017 |
14 |
Về 0% sau 3 năm |
Nguồn: CAP/IPSARP
Những thuận lợi cho ngành bò thịt khi gia nhập các hiệp định
Do đó với xu hướng tiêu dùng này, việc cắt giảm thuế quan sẽ đẩy mạnh nhập khẩu thịt bò, đáp ứng nhu cầu đang đang tăng cao của người tiêu dùng trong nước. Người tiêu dùng sẽ có đa dạng sự lựa chọn và có thể tiếp cận được các sản phẩm thịt có chất lượng cao. Tham gia hội nhập sẽ giúp nhận thức của người tiêu dùng trong nước về vệ sinh an toàn thực phẩm được nâng cao hơn.
Hội nhập cũng tạo điều kiện thuận lợi hơn về môi trường đầu tư, kinh doanh và thu hút doanh nghiệp tham gia đầu tư vào sản xuất, kinh doanh và chế biến bò thịt. Hội nhập thúc đẩy chuỗi giá trị vỗ béo bò nhập khẩu ở quy mô gia trại và trang trại, làm gia tăng giá trị cho người tham gia chuỗi đồng thời thận dụng được lợi thế chăn nuôi của Việt Nam.
Chuỗi giá trị này đang phát triển mạnh tại Việt Nam do các doanh nghiệp lớn trong nước đi đầu như Hòa Phát, Công ty Đông Thành, Kết Phát Thịnh, Phú Lâm…
Đây là một hướng đi có nhiều tiềm năng với những vùng có điều kiện về thức ăn xanh từ nông nghiệp như Việt Nam. Phát triển chuỗi chăn nuôi bò thịt vỗ béo cần đáp ứng theo tiêu chuẩn của nước xuất khẩu như Úc cũng tạo hiệu ứng lan tỏa, thúc đẩy các doanh nghiệp đầu tư vào công nghệ, quy trình chăm sóc tự động, kiểm soát dịch bệnh, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, giết mổ đảm bảo an toàn động vật.
Mặt khác, các doanh nghiệp đã bắt đầu chú ý đến việc truy xuất nguồn gốc xuất xứ của sản phẩm thịt bò, đưa đến tận tay người tiêu dùng sản phẩm chất lượng cao, từ đó tạo dựng được thương hiệu và nâng cao giá trị sản phẩm thịt. Không chỉ doanh nghiệp Việt Nam nhìn thấy cơ hội mà các doanh nghiệp nước ngoài cũng quan tâm đầu tư vào chăn nuôi bò thịt tại Việt Nam như Nhật Bản.
Việc tham gia vào Hiệp định thương mại đồng thời cũng tạo ra cơ hội mở cho xuất khẩu thịt bò sang các nước truyền thống khi doanh nghiệp Việt Nam tiếp cận thị trường g một cách thuận lợi hơn. Mặc dù không phải là ngành hàng lợi thế nhưng Việt Nam cũng có xuất khẩu một số mặt hàng chăn nuôi sang Trung Quốc và một số nước Đông Nam Á như Malaysia, Myanmar, Cambodia. Các thị trường xuất khẩu chính của Việt Nam hiện đã mở cửa hoàn toàn thịt bò của Việt Nam với các mức thuế nhập khẩu đã về 0%. Một số thị trường vẫn duy trì mức thuế bảo hộ nhưng ở mức thấp như Campuchia áp thuế nhập khẩu 5% hoặc Lào duy trì 3-5%.
Thách thức chính
Các biện pháp kiểm soát về an toàn vệ sinh thực phẩm và kiểm dịch động vật của (SPS) và hàng rào kỹ thuật thương mại (TBT) của Việt Nam còn ít, thấp hơn so với tiêu chuẩn quốc tế dẫn tới khi mở cửa dễ dàng nhập khẩu các sản phẩm kém chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm không đảm bảo.
Các quốc gia càng phát triển thì ngày càng đưa ra nhiều biện pháp SPS/TBT hiệu quả trong khi Việt Nam với nền sản xuất kém và vấn đề ATTP, chất lượng, mẫu mã hàng hóa còn chưa được đảm bảo, ít và khó đưa ra được các biện pháp SPS/TBT hiệu quả. Số lượng SPS và TBT đề xuất và thực thi của Việt Nam thấp hơn nhiều so với các nước khác, trong đó có ngành chăn nuôi, số lượng SPS còn thấp hơn nữa và TBT chưa có biện pháp nào.
Số lượng biện pháp ít nhưng thiếu căn cứ khoa học, tính minh bạch, mức độ hài lòng với các tiêu chuẩn quốc tế chưa cao, thường thiếu chặt chẽ hơn so với các nước đối tác, đặc biệt là các đối tác phát triển.
So sánh một số chỉ số lấy ngẫu nhiên về giới hạn tối đa ô nhiễm sinh học và hóa học trongn thực phẩm theo quy định hiện hành của Codex, Thái Lan, EU, Autralia, Newzealand và Việt Nam; có thể thấy Autralia và Newzealand hoàn toàn hài hòa với tiêu chuẩn quốc tế Codex. Trong khi đó, Việt Nam có nhiều chỉ số cho phép lại cao hơn Codex. Ví dụ chỉ số chlorpyrifos trong thịt lợn, thịt bò cho phép của Việt Nam lại cao gấp 20 lần của Codex.
Điều này, có thể gây khó khăn cho các sản phẩm của Việt Nam khi không đáp ứng được các tiêu chuẩn xuất khẩu, đồng thời tạo kẽ hở cho các sản phẩm cấp thấp nhập khẩu về Việt Nam. Các sản phẩm của các nước phát triển trên có thể nhập khẩu ồ ạt về Việt Nam mà không gặp khó khăn gì về quy chuẩn kỹ thuật, cạnh tranh trực tiếp với sản phẩm trong nước.
Quy chuẩn thú y của Việt Nam đặt ra vẫn chưa hài hòa với các quy chuẩn thú y đặt ra ở các nước phát triển như Úc, Mỹ, Newzealand. Việt Nam mới chỉ tương đối hài hòa hóa với OIE ở khâu sản xuất khi quy định các trang trại phải cung cấp nước sạch thức ăn chăn nuôi phù hợp với từng loại vật nuôi, con giống phải được nuôi cách ly trước khi nhập đàn, chuồng trại phải đảm bảo không có các góc sắt gây tổn thương cho bầy gia súc gia cầm, chuồng trại phải thoáng khí, có hố khử trùng….
Tuy nhiên, với các quy định tại các khâu phía sau sản xuất, Việt Nam chú trọng vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm của sản phẩm, trong khi đó, các quy định của thú y hướng tới việc tạo cho động vật một tâm lý thoải mái nhất trước khi giết mổ như Quy định Phúc lợi động vật của Úc. Do đó, nhiều doanh nghiệp bị ngừng cấp phép nhập khẩu do vi phạm quy định này, ảnh hưởng đến đối với hoạt động nhập khẩu thịt bò sống và giết mổ bò cho nhiều trang trại và doanh nghiệp.
Thuế cắt giảm mạnh, giá nhập khẩu (bò sống và thịt bò) rẻ hơn 10-20% so với bò thịt chăn nuôi trong nước sẽ làm cho chăn nuôi bò nhỏ lẻ sẽ khó cạnh tranh được bằng giá cả, tuy nhiên mức độ ảnh hưởng không lớn trong ngắn hạn. Hiện nay, chăn nuôi nhỏ lẻ (1-5con) chủ yếu là chăn nuôi tận dụng, kết hợp với hoạt động san xuất nông nghiệp khác. Hầu hết việc chăn nuôi nhỏ lẻ đáp ứng được thị trường truyền thống ngay tại địa phương do nguồn cung trong nước vẫn còn thiếu hụt. Trong tương lai, các loại thịt bò nhập khẩu len lỏi về các địa phương bằng giá thấp sẽ chiếm lĩnh cả thị trường truyền thống tại các địa phương.
Kết luận và đề nghị
Có thể thấy, Việt Nam có ít lợi thế trong chăn nuôi bò thịt. Nguồn cung từ chăn nuôi bò thịt trong nước chưa đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng nội địa ngày một tăng. Năng lực cạnh tranh ngành bò thịt còn thấp cả về yếu tố khách quan và chủ quan so với các quốc gia khác. Điểm yếu đầu tiên xuất phát từ các yếu tố nội tại điều kiện tự nhiên trong nước, sự hạn chế trong diện tích đất đai cho chăn nuôi, nguồn thức ăn và thuốc thú y phụ thuộc khá lớn vào nhập khẩu, năng lực của các tác nhân tham gia cung ứng chuỗi bò thịt… Hội nhập sẽ thúc đẩy nhập khẩu bò sống và thịt bò mạnh mẽ để đáp ứng nhu cầu trong nước.
Thị trường dành cho các sản phẩm chăn nuôi sản phẩm chất lượng cao trong nước chưa được khai thác hết tiềm năng. Trong bối cảnh thu nhập của người dân tăng lên và các vấn đề ATVSTP nổi lên, nhu cầu sử dụng sản phẩm có nguồn gốc rõ ràng, đảm bảo chất lượng, an toàn và giá trị dinh dưỡng cao tăng lên. Dư địa về thị trường còn rất lớn khi cung trong nước chưa đáp ứng đủ.
Chăn nuôi bò thịt vẫn là lợi thế riêng là người tiêu dùng vẫn có thói quen sử dụn thịt tươi, nóng và ít tiêu dùng thịt bò đông lạnh và nhiều mỡ. Do đó, ngành chăn nuôi bò thịt trong nước cần tận dụng lợi thế cạnh tranh có tính đặc trưng của các sản phẩm nội địa phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng và từng vùng miền để tập trung khai thác và giữ được thị trường trong nước.
Với điều kiện hiện có trong nước, việc phát triển hình thức chăn nuôi bò vỗ béo là hướng tới cần đẩy mạnh. Chăn nuôi bò vỗ béo vẫn tạo ra được giá trị gia tăng trong nước, tạo việc làm đồng thời đáp ứng được nhu cầu đang tăng lên của thị trường trong nước. Do đó, Chính phủ cần có chính sách khuyến khích Việt Nam kết nối với doanh nghiệp Úc có thương hiệu, xuất xứ…
Mặt khác, Chính phủ cần giám sát việc nhập lậu trâu bò qua biên giới. Đối với thịt bò nhập khẩu cần hài hòa và tiến tới nâng cao tiêu chuẩn TBS và SPS..Đối với các nông hộ và gia trại cần khuyến khích họ trong sinh kế và nâng cao sức cạnh tranh.
Đặng Kim Khôi, Bùi Thị Việt Anh và Nguyễn Văn Trọng
Nguồn : Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam
Theo báo cáo của Cục Chăn nuôi, đàn bò thịt tăng trưởng khá do có thị trường tiêu thụ, giá bán thịt bò hơi ở mức tốt, người chăn nuôi có lãi ổn định, đồng thời được sự hỗ trợ nguồn vốn, hướng dẫn kỹ thuật chăn nuôi của các ngành, các cấp và chính quyền địa phương. Nhiều mô hình phát triển chăn nuôi bò thịt, kết hợp xử lý chất thải làm phân bón hữu cơ rất có hiệu quả như ở Hòa Bình. Tổng đàn bò thịt tại thời điểm tháng 12/2019 là 5.942.177 con, tăng khoảng 2,4% so với cùng thời điểm năm 2018; sản lượng thịt bò hơi xuất chuồng cả năm 2019 đạt 349,2 nghìn tấn, tăng 4,4% (quý IV ước đạt 84,3 nghìn tấn, tăng 5,0% so quý IV/2018). Cùng với đó, năm 2019 Việt Nam cũng nhập khẩu thịt bò và sản phẩm thịt bò như sau: trên 550 ngàn trâu bò sống, gần 60 ngàn tấn thịt (có xương và không xương), chủ yếu nhập khẩu từ Úc 43%, Hoa kỳ 32%, Anh 11%, Canada 5%, Nga 3% và một tỷ lệ nhỏ từ một số nước khác.