Gửi TS Tăng Xuân Lưu
Câu 2: Khán giả Nguyễn Xuân Hồng ở Tân Hòa, Phổ Yên, Thái Nguyên, sđt 0165 319 1560 hỏi: Khẩu phần ăn của trâu và bò hằng ngày như thế nào thì hợp lý. Chăm sóc trâu bò như thế nào để đạt hiệu quả cao?
Trả lời:
- Trâu bò thuộc nhóm đại gia sức ăn cỏ loại dạ dày 4 túi và nhai lại, dạ có có dung tích từ 80 đến 120 lít : tiêu hóa chính ở dạ cỏ và như vậy Dạ cỏ được coi là một thùng lên men lớn với chức ăn lên men tiêu hóa thức ăn (thức ăn thô xanh và thức ăn tinh). Dạ cỏ có môi trường thuận lợi cho Vi Sinh Vật lên men yếm khí: nhiệt độ tương đối ổn định khoảng 38-420C, pH từ 5,5-7,4, với khoảng 50-80% các chất dinh dưỡng của thức ăn được lên men ở dạ cỏ nhờ hệ vi sinh vật với 3 nhóm chính là:
- Nhóm Vi khuẩn: chiếm đa số là nhóm có khả năng phân giải xenluloza, hemixenluloza, tinh bột, đường, protein…chúng có thể sử dụng được NH3 (đạm u rea): Tæng sè Vi Khuẩn trong d¹ cá từ 10 tỷ – 11 tỷ tÕ bµo/gram chÊt chøa d¹ cá. Ở thÓ tù do chiÕm 30%, sè cßn l¹i b¸m vµo c¸c mÈu thøc ¨n, tró ngô ë c¸c nÕp gÊp biÓu m« vµ b¸m vµo Protozoa. Trong d¹ cá cã trªn 200 lo¹i vi khuÈn kh¸c nhau
- Nhóm Động vật nguyên sinh: có tác dụng Xé rách màng tế bào thực vật, làm tăng diện tích tiếp xúc để giúp cho nhóm vi sinh vật dễ dàng tác động, nhóm này không có khả năng sử dụng NH3 ( u rê)
- Nhóm Nấm: Nấm là Vi Sinh Vật đầu tiên xâm nhập và tiêu hóa thành phần cấu trúc thực vật bắt đầu từ bên trong bằng cách mọc chồi phá vỡ tế bào thực vật, mặt khác nấm cũng tiết ra các loại men tiêu hóa xơ, Làm tăng khả năng phân giải của VSV
Vì vậy chăn nuôi trâu bò với nguồn thức ăn chính là chất sơ như: cỏ, rơm, thân cây ngô, thân lá cây sắn .. và các lạo phế phụ phẩm khác như: bã dứa, bã sắn, bã mía, bã bia, bã đậu phụ,.. như vậy bạn có thể tận dụng tất cả các ngồn thức ăn sẵn có này và rẻ tiền ( thậm chí bạn xin được ) nêu trên mà tại địa phương của bạn có để chăn nuôi mang lại hiệu quả kinh tế cao nhất.
Để đạt hiệu quả cao bạn cần phải chế biến các loại phế phụ phẩm đó trước khi cho trâu bò ăn hoặc dự trữ cho chúng như: Rơm thì phải ủ với ure, ngọn lá sắn ủ chua hoặc phơi khô để dự trữ, thân cây ngô sau thu hoạch hoặc cỏ trồng phải ủ chua để bảo quản và cất dữ được lâu..vv ngoài ra bạn cần bổ sung thêm một lượng thức ăn tinh bột nữa để giúp cho quá trình phát triển hệ vi sinh vật dạ cỏ và đủ cho nhu cầu sản xuất của trâu bò như: khả năng tăng trọng, mang thai , tiết sữa và làm việc
Khẩu phần ăn hàng ngày như sau:
Ngoài chăn thả ít nhất 2-4 giờ/ ngày thì bạn cần cho ăn thêm (tùy vào thời gian chăn thả và lượng cỏ trên đồng chăn )
- Cỏ xanh hoặc thân cây ngô tươi : 25-40 kg ( nếu sử dụng cỏ khô hoặc rơm khô thì cứ 1 kg khô tương đương với 4,0kg cỏ xanh)
- Cám hỗn hợp: 1-2 kg/ con/ ngày ( nếu nuôi vỗ béo trước lúc bán thịt 60-70 ngày thì sử dụng 2-3kg để đạt mức tăng trọng 0,8 đến 1,2 kg/ con/ ngày)
- Nước uống tự do
Ngoài ra hàng ngày trâu bò cần được tắm chải một lần nhất là mùa hè
Cần tẩy giun sán định kỳ 1-2 lần/ năm
Tiêm phòng đầy đủ các loại văc xin theo quy định của địa phương
Chú ý : cám hỗn hợp bạn có thể mua từ các nhà sản xuất loại cho trâu bò, nếu là bạn tự phối trộn được thì theo công thức sau đây ( tính cho 100kg):
- Cám gạo: 35 kg; ( 35%)
- Bột sắn: 19 kg; (19%)
- Bột ngô: 30 kg; ( 30%)
- Khô dầu (bông hoặc đậu tương hoặc dầu dừa) : 10 kg; (10%)
- Bột cá : 3 kg; (3%)
- Bột sò hoặc bột xương hoặc Premix khoáng : 1,5- 2 kg; (1,5-2,0%)
- Urê: 0,5 kg; ( 0,5%)
- Bcomlex : 0,1-0,2 kg ( 0,1- 0,2)
- Muối : 1,0 -1,5 kg ( 1,0-1,5%)
Câu 3: Đỗ Ngọc Linh ở Phùng Mỹ, Bình Định, sđt 012 9308 0698 hỏi: Bò bị chảy nước dãi nhiều, bỏ ăn, mệt mỏi, nằm một chỗ. Bò đã đựoc 2 năm tuổi, bị bệnh 2 ngày nay. Chưa dùng thuốc gì. Xin hỏi nguyên nhân và cách khắc phục?
Trả lời:
Bạn không nêu rõ là bò ốm trong điều kiện nào như: trời nắng nóng hay lạnh hoặc nhiệt độ cơ thể bà là bao nhiêu nhưng trên tinh thần bạn nói thì bò của bạn có thể là đã bị cảm nóng, nắng hoặc đã bị gió do chăn thả ngoài nắng hoặc thời tiết thay đổi . vì vậy bạn cần sử dụng liệu trình điều trị như sau:
- Nếu nhiệt độ của bò bình thường ở mức 38-39oc thì:
+ tiêm 5 ml cafein + 5 ml B1 +5 ml C + 20 ml canximagie tiêm mỗi ngày 2 lần và trong 3 ngày lien tục
Nếu nhiệt độ cơ thể bò ở mức trên 39,5oc thì sử dụng thêm : 5-10 ml AnaginC và kháng sinh như: Gentamycin hoặc Ampikana hoặc Oxytetra LA theo liều chỉ dẫn của nhà sẳn xuất.
Chăm sóc nuôi dưỡng: cho bò ăn cỏ non, thêm cám hỗn hợp, cho uống nước pha thêm ít muối, để bò ở nới thoáng ,mát nhưng tránh gió lùa.