• Tiếng Việt
  • Tiếng Anh

KIẾN THỨC CHĂN NUÔI

TRÂU BÒ ĐI NGOÀI, PHÂN LOÃNG

 Khán giả Nguyễn Lê Minh ở Thành Công, Quảng Ngãi, sđt 0972 762 376 hỏi: Bò ăn uống bình thường nhưng hay bị đi ngoài phân loãng .Bị đã 10 ngày nay. Bò gần 1 năm tuổi. Xin hỏi nguyên nhân và cách khắc phục?

Trả lời:

Nguyên nhân bê hay đi ngoài phân loãng và mới bị đi nhiều trong 10 ngày lại đây: như vậy bê của bạn đã nhiễm giun tròn ở ruột non và loại sán giây cư trú tại dạ múi khế và ở ruột non  kết hợp với trong thời gian gần đây bạn đã cho bê ăn thức ăn khác với trước có thể là thức ăn  đó có thể là bị mốc hoặc là thức ăn có hàm lượng đạm cao và thức xanh nhiều nước có thể là bạn đã chăn thả bê ở khu vực có sử dụng thuốc  bảo vệ thực vật nên có hiện tượng rối loạn tiêu hóa.. như vậy

Cách khắc phục như sau:

1+  bạn kiểm tra lại lượng thức ăn cho bê có bị ôi , mốc hay không ? nhất là thức ăn tinh bột ? nếu thức ăn là cỏ xanh non nhiều nước thì bạn cần cho bê ăn thêm thức ăn là cỏ phơi héo hoặc cỏ khô hoặc ăn thêm rơm khô. Nếu không bạn phải thay đổi hoàn toàn thức ăn mới  hoặc bạn không chăn thả bê khu vực mới sử dụng thuốc bảo vệ thực vật hoặc chuyển vùng chăn thả.  

2+ tiếp theo là  bạn phải tẩy giun sán cho bê bằng loại thuốc có tên là Ivomectin ( thuốc ngoại) liều 1 ml cho 30 -40 kg khối lượng cơ thể  hoặc loại  thuốc có tên Hanmextin (thuốc nội)  thì liều 1 ml cho 8 -10 kg khối lượng cơ thể. Sau 3-4 ngày thì tiêm lại lần 2 cũng như vậy

3+ Sử dụng thuốc trợ sức như: tiêm cho bê : 5 ml cafein + 7 ml vitamin C + 5 ml vitamin B1 và 7 ml Atropin và 10 ml canximagie  ngày / lần x 2-3 ngày liền

Đẻ tránh xẩy ra như trên thì bạn nhớ: khi bê sinh ra trong vòng 1 tháng bạn phải tẩy giun tròn cho bê và trước khi cai sữa cho bê bạn tiêm lần 2 và bê được một năm bạn phải tẩy sán lá gan cho bê mỗi năm 1 lần nếu vùng nuôi là đồi gò còn nếu vùng chiêm trùng hoặc vùng múi thì 6 tháng một lần

Không chăn thả những nới có nguy cơ nhiễm chất hóa học, thuốc bảo vệ thực vật . tránh các loại thức ăn bị ôi, mốc.

Vệ sinh chuồng nuôi sạch sẽ, định kỳ tẩy uế chuồng nuôi và  tiêm phòng các loại văc xin cho bê, bò như: Tụ huyết trùng ,  Lở mồm long móng  theo hiệu lực của văc xin 6 tháng hoặc 1 năm/ lần

Câu 2:

 Khán giả Thái Năm Dũng, Tĩnh Ca, Sơn Tinh – Quảng Ngãi, SĐT: 01684 742 840 hỏi: Trâu được 15 tháng, đi ngoài phân lỏng đã 3 tháng nay, trâu vẫn ăn khỏe bình thường? Hỏi cách khắc phục?

Trả lời: trâu đi ngoài phân lỏng đã 3 tháng nay rồi không biết rõ nguyên nhân và vùng chăn nuôi của bạn như thế nào nhưng sẽ tư vấn cho chị như sau :

  1. Trâu của chị có thể là chăn thả ở vùng chiêm trũng hoặc vùng chằm khe suối, sông.. có thể đã bị nhiễm sán lá gan: nếu là bị sán lá gan thì phân thường nát có màu đen sẫm, trâu có hiện tượng gầy dần mặc dù trâu vẫn ăn uống bình thường, thỉnh thoảng có ho đôi tiếng hoặc ho dạng hắt hơi, mi mắt hơi dày dạng “phù”, niêng mặc mắt, lưỡi màu trắng nhạt.. nếu có các triệu chứng đó là đúng bị nhiễm sán lá gan. Như vậy chị sẽ điều trị như sau: sử dụng thuốc Deptin B hoặc ToZanF với liều 01 viên cho 50-70kg trọng lượng của trâu: giã nhỏ trộn vào cám cho ăn hoặc cho nuốt cả viên, sau 10 ngày lại cho uống nhắc lại lần 2. Bổ sung cho trâu thêm các vi tamin nhóm ADE

–        Phòng bệnh như sau: nếu trâu được chăn thả vùng chiêm trũng, hồ, vùng lầy có nguy cơ nhiễm sán cao vì loại sán này có vật chủ trung gian là ốc nên trứng sán sẽ bám vào cỏ trâu ăn phải trứng sán sẽ sinh sôi nẩy nở trong gan của trâu. Vì vậy đình kỳ 6 tháng 1 lần phải tẩy sán cho trâu bằng loại thuốc nêu trên. Còn nếu trâu nuôi nhốt mà cắt cỏ trong những vùng đó thì cần được rửa sạch trước lúc cho trâu ăn.

–        Phân và chất thải hàng ngày cần được gom lại ủ với vôi bột trước lúc đưa ra đồng ruộng ít nhất là sau 10 ngày.   

  1. Con nếu trâu không có các triệu chứng của bệnh sán lá gan mà do rối loạn tiêu hóa vì một lý do nào đó thì bạn sử lý như sau:

– 1 nắm lá huyết dụ

– 1 nắm ngọn lá nhót

– 1 nắm lá cây cỏ xước hoặc cỏ mần trầu

– 1 nắm lá búp ổi hoặc búp sim

– 1 nắm lá cỏ nhọ nồi

-1 nắm lá cỏ sữa dại

– 02 củ gừng

Tất cả các loại trên giã nhỏ thêm một ít muối trộn lẫn cám cho trâu ăn liên tục trong thời gian 5-7 ngày là sẽ khỏi. bài thuốc này nếu trâu chị mới bị trong thời gian 3-7 ngày thì chỉ cần 3 lần là khỏi nhưng trâu của chị đã bị 3 tháng nay rồi nên chị phải kiên trì

Câu 3: Khán giả Nguyễn Văn Dũng ở Giao An, Giao Linh, Quảng Trị, sđt: 01228559450 có hỏi: Bò đã đẻ được 3 lứa, đi tiểu ra máu, bị đã 1 tháng nay. Hỏi nguyên nhân và cách khắc phục.

Trả lời: bò của bạn đã mắc bệnh ký sinh trùng đường máu vì vậy bạn phải sử dụng một trong các loại thuốc nhu sau: Berenin hoặc Tripazen hoặc Azidin theo liều chỉ dẫn của nhà sản xuất và tiêm thêm canxiB12 hàng ngày. Sau khi sử dụng xong liệu trình của thuốc thì cần chăm sóc nuôi dưỡng tốt để bò hồi phục sức khỏe nhanh.

 

Câu 4: Khán giả Trần Văn Tuấn ở xóm 11, Minh Thành, Yên Thành, Nghệ An, sđt: 01683294050 có hỏi: Bỏ mùn cưa từ gỗ vào chuồng bò để bò nằm cho ấm thì có được không?

Trả lời: bạn làm như vậy là quá tốt: thứ nhất bò ấm, thứ 2 giảm được một số bệnh do vi khuẩn môi trường gây ra, thứ 3 bạn có một ngồn phân hữu cơ bón cho cây trồng sau này

 

Câu 5: Khán giả Trương Minh Phú ở Chợ Mới, An Giang, sđt: 01267755099 có hỏi: Giống cỏ CR1 trồng ở An Giang được không? Địa chỉ cung cấp giống cỏ CR1 gần nhất.

Cỏ CR1 là một giống cỏ sử dụng cho vùng đông bắc để chống chịu mùa hanh rét miền bắc vì vậy với vùng đất an giang bạn không nên sử dụng nó mà nên sử dụng một số giống cỏ khác có năng xuất và chất lượng cao như: cỏ voi lai VA06, cỏ MulatoII, cỏ Stylo, vv. Địa chỉ gần nhất là Trạm Khuyến nông Huyện hoặc trung tâm khuyến nông tỉnh hoặc viện khoa học kỹ thuật nông nghiệp Miền Nam

Câu 6:

Khán giả Nguyễn Trường Thọ ở Bắc Kạn, SĐT: 01687 497 369 hỏi: Bò 6 năm tuổi bị đi ngoài ra máu đỏ tươi, bỏ ăn 3 ngày nay. Hỏi nguyên nhân và cách khắc phục.

Trả lời:

Bò đi ngoài ra máu đỏ tươi chứng tỏ là bò của bạn đã bị tổn thương phần hậu môn hoặc phần ruột già đoạn gần hậu môn, có thể là do bị tổn thương do ngoại vật hoặc do một loài côn trùng nào đó đã chui vào như đỉa hoặc con vắt. khi chúng xâm nhập vào và làm tổn thương niêm mạc và kết hợp với trời tiết giá lạnh và hanh nên khả năng cầm máu là chậm nên lượng máu ra nhiều.

Cách khắc phục như sau: bạn đi găng tay và thò trực tiếp vào trực tràng bò để kiểm tra xem có phải là một trong các nguyên nhân kể trên hay không ? sau đó bạn có thể dùng nước là như huyết dụ+ cỏ nhọ nồi + cho thêm ít muối giã nhỏ lấy nước cho bò uống

Kết hợp với tiêm Vitamin K + VitaminC + B1+ canxi B12 , trong trường hợp bò bị sốt nhẹ thì sử dụng thêm kháng sinh Amoscilin hoặc gentatylocin để chống nhiễm khuẩn tiếp theo  

Câu 7: Khán giả Lê Văn Sản ở Nam Tiến, Phổ Yên, Thái Nguyên, SĐT: 01688 622 103 hỏi: Con bê 1 tháng tuổi khi chăn ngoài đồng cứ gặm đất ăn. Xin hỏi cách khắc phục.

Trả lời: bê của bạn đang bị thiếu khoáng  vì vậy bạn cần mua viên đá dùng cho trâu bò liếm để bổ sung khoáng đa vi lượng  về và bạn treo trước cửa chuồng để cho bò mẹ và bò con tự liếm hàng ngày. Trong trường hợp không có đã liếm thì bạn cần mua thêm bột khoáng đa vi lượng về trộn vào thức ăn tinh bột mà bạn cho bò mẹ ăn thêm hàng ngày với tỉ lệ 2,0 kg/ 100 kg thức ăn. Bạn có thể tiêm cho bên mỗi ngày 10-15 ml can xi magie hoặc can xi B12 trong 3-5 ngày thì bê hết hiện tượng nêu trên

Câu 8: Bò đang mang thai được 3 tháng, ăn cỏ non vào là bị đi ngoài phân lỏng, bò vẫn ăn khỏe bình thường

– Cỏ ngọt phun thuốc được 1 tuần thì cho bê ăn, sau mấy ngày bê chỉ nằm một chỗ, khô mũi, đầy bụng, bỏ ăn, tôi tiêm thuốc cho bê thì có hiện tượng sùi bọt mép, đi ngoài ra nước, dẫy dẫy rồi chết. Xin hỏi tôi cần chú ý gì ở lần sau?

Trả lời:

  • Bò ăn cỏ non lien tục nhiều ngày sẽ trở nên đi phân lỏng vì vậy : nếu cỏ non thì bạn cần phơi héo mới cho bò ăn hoặc bạn phải choăn thêm rơm hoặc cỏ khô để tăng tỉ lệ chất khô cho bò, nếu bò đi phân lỏng lâu ngày sẽ dẫn đến khả năng mất nước dẫn đến suy kiệt sức khỏe
  • Khi phun tất cả các loại thuốc trừ sâu hay diệt cỏ mà bò ăn phải có nghĩa là bò đã bị ngộ độc hợp chất hữu cơ đó: nếu nồng độ cao thì diễn biến nhanh gọi là ngộ độc cấp tính cong ở nồng độ thấp thì qua nhiều lần ăn phải dẫn đến ngộ độc tích lũy nhưng khí biểu hiện đều có các triệu chứng như bạn nêu trên .
  • Khi xẩy ra hiện tượng ngộ độc như trên thì bạn cần tiến hành như sau:

+ Cho bò nghỉ ngơi : không đi chăn thả và không làm việc

+ Dùng nước đường Glucoza pha thêm axit axetic hoặc nước chanh cho bò uống : đường 0,1-,0,2 kg + 10 gam muối + 2-3 lít nước

+ chuyền dịch để giải độc bằng dung dịch đường 10 hoặc 20% + Muối sinh lý 0,9% + 50-60 ml canximage

+ Tiêm thêm thuốc lợi tiểu như urotropin hoặc Furosemit + capein + Vitamin B1, vitamin

+ Tiêm Atropin để giải độc ( một số hóa chất có thể Atropin không giải độc được)

+ để chống đầy bụng cho bê bạn cần cho bê uống kết hợp một số như sau: gừng 1 củ to + 1 nắm lá trầu không + 1 năm  lá khế + 3-4 củ tỏi + 1 nắm lá thị : tất cả giã nhỏ + 15 gam muối rồi lọc lấy nước cho bò uống

 Để phòng bệnh này thì cần tránh xa các loại thức ăn cho bò ở vùng có phun thuốc hoặc cỏ cắt ở đồng về cần được rửa sạch trước khi cho ăn

Câu 9 :Khán giả Nguyễn Thị Mai ở Đồng Hỷ – Thái Nguyên có hỏi: Bò đẻ được 20 ngày, 4-5 ngày nay bò con không chịu bú, đi ngoài phân đen. Bò mẹ ăn kém, đi ngoài phân loảng màu hơi vàng. Xin hỏi bò mẹ và bò con bị bệnh gì khắc phục như thế nào?

Chị Mai cũng hỏi thêm: Nhốt trâu và bò chung một chuồng thì có sao không ?

Trả lời: trước hết bạn phải gọi ngay thú y cơ sở đến kiểm tra cụ thể xem bò của bạn có bị sốt không ? nhiệt độ cơ thể là bao nhiêu ? thở mạnh hay thở yếu? thức ăn trước đây như thế nào..? vì mùa này là mùa của bệnh tụ huyết trùng và bệnh liên quan đến thức ăn xanh, non và thời vụ người dân sử dụng nhiều hóa chất cho cây trồng, vật nuôi để phòng trừ bệnh

Qua nội dung bạn mô tả thì có thể bò của bạn ăn phải thức ăn bị mốc hoặc có dư lượng thuốc bảo vệ thực vật vì cả hai mẹ con đều bị

Bạn xử lý như sau: trước hết hãy thay đổi hoàn toàn loại thực ăn mà bạn đang cho bò ăn hiện nay kể cả khu bãi chăn- tiếp theo tiêm cho bò mẹ và bê con : thuốc Canximanhe, urotropin hoặc Furosemit, Cafein, Bi, C .. theo liều chỉ dẫn của nhà sản xuất.  bạn chuyền cho bò: 01 chai đường 20% + 1 chai lactate + 01 chai muối 0,9% và tiêm cho bò 10 ml Atropinsunphat

Đối với bê con tiêm 20-25 ml Canxigluconat và cho uống 0,1kg đường Glucoza  + tiêm 5 ml Atropin sunphat

Trâu ở chung với bò thì không tốt lắm vì trâu là con vật ưa mát nhưng chịu lạnh kém còn bò thì ngước lại vì vậy bạn cần tách hai con này ra riêng

 

 

 

TƯ VẤN VỀ BÒ GIỐNG LIÊN HỆ 0912233974.TƯ VẤN KHÓA HỌC THỤ TINH NHÂN TẠO LIÊN HỆ 0974045596 HOTLINE: 0983666586