• Tiếng Việt
  • Tiếng Anh

Bệnh long móng lở mồm (LMLM)

BỆNH LONG MÓNG LỞ MỒM

 Khán giả  Nguyễn Văn Thuyết ở Thạch Khương – Thạch Hà – Hà Tĩnh, sđt 01636 910. 869 hỏi: Trâu bò đang nuôi con bị bệnh lở mồm long móng, hiện giờ những con bê con theo mẹ đã bị chết còn những con bò mẹ thì vẫn chưa chết. Hỏi nguyên nhân và biện pháp khắc phục?

Trả lời:

  1. Bệnh LMLM là bệnh do vi rút gây ra, bệnh có tính lây lan rất nhanh bằng các con đường: Giữa gia súc với gia súc, giữa người(vật mang) vi rút với gia súc,Vi rút phát tán trong không khí, do người chuyển vi rút từ vùng có bệnh đến vùng không có bệnh, qua dụng cụ, phương tiện đi lại, dày dép, quần áo của người khi tiếp xúc với súc vật mang mầm bệnh, qua sản phẩm của gia súc như: sữa, thịt, phân, nước tiểu, nước dãi khi gia súc mắc bệnh thải ra môi trường hoặc khi giết thịt chúng… đó là nguồn lây lan và phát tán mầm bệnh ra môi trường xung quanh.
  2. Loài mắc bệnh: Trâu, Bò, Dê, Cừu, Ngựa, Lợn và cả người cũng bị mắc bệnh.

 Đối với trâu bò : bệnh không làm cho trâu bò chết ngay, không chết đồng loạt nhưng mắc bệnh đồng loạt làm thiệt hại về kinh tế như: sản lượng sữa giảm nhanh, gia súc ngừng tăng trọng, gầy nhanh chóng..

   Đối với bê nghé trong giai đoạn 0-6 tháng tuổi thường hay bị chết hơn (tỉ lệ chết rất cao) là do không có sức đề kháng, không ăn, không bú sữa được vì vậy thường hay bị chết trong thời gian 4-5 ngày sau khi phát bệnh

  1. Triệu chứng của bệnh:
  • Giai đoạn tiềm phát: Trâu, bò, lợn.. có hiện tượng kém ăn, kém uống, không nhanh nhẹn như bình thường, gia súc thể hiện buồn bã, mũi thường xuất hiện khô hoặc có gỉ đặc..
  • Giai đoạn phát bệnh ( thể hiện rõ): Gia súc ăn, uống khó khăn, nước dãi chảy nhiều thành bọt mồm, bọt mép nhễ nhãi, thậm chí đầy bọt. xung quanh vùng mồm, miệng, niêm mạc lưỡi xuất hiện nhiều vết trợt, trạt (bong niêm mạc), nhiều mụn nước bị vỡ ra. Sau khi xuất hiện ở mồm rồi lan xuống vùng vú, vùng bẹn..: xuất hiện nhiều nốt lầm tấm, mụn nước nổi lên ( như rôm sảy và vỡ nước giống như bệnh lên sưởi hoặc bỏng rạ ở trẻ em). Tiếp theo là xuống các khe móng chân, xung quanh vành móng làm cho chân bị cước hoặc loét làm cho gia súc đi lại khó khăn… Khi xuất hiện bệnh thì gia súc thường bị sốt : nhiệt độ cơ thể từ 39,5-40,70c . khi đó gia súc bỏ ăn hoàn toàn là do đau mồm, miệng không thể ăn uống được – đây là cơ hội để một số bệnh khác xuất hiện vì vậy khi gia súc bị bệnh LMLM thường là bội phát các bệnh khác kèm theo)..
  1. Chữa trị những con đã mắc bệnh:

Theo nguyên tắc và trình tự:

–  Báo ngay cho người có trách nhiệm biết- tuyệt đối không được dấu .

  • Cách ly con vật đó ra khỏi đàn, cho ăn uống hoàn toàn bằng dụng cụ riêng.
  • Dùng phèn chua 0,2 kg phi lên, cho nước vào đun cùng với 0,3kg lá chè xanh (cho một con/ngày), đun sôi kỹ cho ra chất chát ( như chúng ta uống) + một ít muối ( nhạt như nước canh) Nước để ấm rồi lấy khăn ( mỗi con một khăn hoặc dẻ) thấm nước chè xanh vừa nấu trên rửa toàn bộ miệng, lưỡi , bầu vú và chân gia súc… những nơi xuất hiện lở loét. Sau đó ( bước tiếp theo) dung khế chua + chanh hoặc quất vắt lấy nước cũng dùng khăn rửa thấm, rửa lại như đối với nước chè xanh.

Bước tiếp theo là: dùng chất sát trùng: xanh metylen bôi lên những vùng vừa mới rửa hai loại dung dịch trên.

Trình tự ba bước như vậy coi như là xong một lần can thiệp, và cứ như vậy mỗi ngày làm ít nhất là 2 lần trong ngày đêm nếu tiến hành được 3-4 lần trong 24 giờ là tốt nhất.

Kết hợp với: Tiêm kháng sinh hàng ngày để chống bội phát bệnh khác : nếu bò sốt trên 40 độ thì tiêm 2 lần trong ngày, còn nhiệt độ cơ thể thấp hơn 40 độ thì tiêm một ngày một lần, kháng sinh có thể sử dụng: Ampi-kana; gentamicin, step + Penixilin..kết hợp với Suanovin (hoặc Dexametazon), vitaminC, B1, Cafein, canximage.., anaginC trong trường hợp bò không ăn dài ngày có thể truyền đường, muối 0,9%, lactate và Vitaplex.. theo chỉ dẫn của bác sĩ thú y.

Liệu trình điều trị như trên từ 3-5 ngày  liên tục gia súc sẽ trở lại bình thường.

  • Đối với bê nghé phải điều trị kịp thời và khẩn trương nếu không dễ bị chết.

Ghi chú: Đối với gia súc có chửa không dùng dexametazon để tiêm dễ gây xẩy thai; sau khi dùng kháng sinh hoặc điều trị bệnh xong nên dùng thuốc an thai để tiêm dưỡng thai.

Trong quá trình dùng liệu trình điều trị trên thì phải song song tiến hành đồng thời:

+ Dùng chất sát trùng là Iodin ( Haniodin) 10% pha theo liều chỉ dẫn trên vỏ chai phun toàn thân con vật kể cả con chưa bị ( trừ vùng mắt), nền chuồng, mái chuồng, nơi vắt sữa, dụng cụ vắt sữa, máng ăn, máng uống…mỗi ngày một lần và làm liên tục trong vòng 7-10 ngày

+ Xung quanh chuồng nuôi, lối ra vào nhà, chuồng nuôi, hố phân, rác thải ra phải được rắc vôi bột: 2-3 ngày rắc lại một lần

+ Tất cả thức ăn thừa, phân, rác thải,.. phải được gom thành đống để xử lý bằng vôi bột; đối với nước thải, nước dùng cho chăn nuôi phải được xử lý bằng nước vôi trước khi cho chảy ra cống rãnh công cộng hoặc ra vườn

 + Trong thời gian gia súc nhà mình mắc bệnh phải cách ly hoặc hạn chế tiếp xúc với người khác hoặc ra ngoài và thông báo với hàng xóm để hàng xóm biết để phòng bệnh

+ Khi gia súc khỏi bệnh trở lại ăn uống bình thường thì phân và chất thải của chúng phải được tiếp tục xử lý trong thời gian ít nhất 30 ngày để diệt hết mầm bệnh nếu không năm sau sẽ phát bệnh trở lại ngay chính gia đình mình.

+ Trong trường hợp gia súc bị chết không được bán chạy mà phải báo với nhà chức trách để xử lý theo quy định hiện hành.

+ Những con đang khai thác sữa không được dùng, không được bán ra ngoài mà phải xử lý tại nhà theo chế độ quy định.

Câu 3: KG Lê Anh Dương (37t) Nghệ An, SĐT: 0947 672 071 hỏi: Bò lở mồm long móng thì chữa bằng cách nào?

  1. Trả lời: Bệnh LMLM là bệnh do vi rút gây ra, bệnh có tính lây lan rất nhanh bằng các con đường: Giữa gia súc với gia súc, giữa người(vật mang) vi rút với gia súc,Vi rút phát tán trong không khí, do người chuyển vi rút từ vùng có bệnh đến vùng không có bệnh, qua dụng cụ, phương tiện đi lại, dày dép, quần áo của người khi tiếp xúc với súc vật mang mầm bệnh, qua sản phẩm của gia súc như: sữa, thịt, phân, nước tiểu, nước dãi khi gia súc mắc bệnh thải ra môi trường hoặc khi giết thịt chúng… đó là nguồn lây lan và phát tán mầm bệnh ra môi trường xung quanh.
  2. Loài mắc bệnh: Trâu, Bò, Dê, Cừu, Ngựa, Lợn và cả người cũng bị mắc bệnh.

 Đối với trâu bò : bệnh không làm cho trâu bò chết ngay, không chết đồng loạt nhưng mắc bệnh đồng loạt làm thiệt hại về kinh tế như: sản lượng sữa giảm nhanh, gia súc ngừng tăng trọng, gầy nhanh chóng..

   Đối với bê nghé trong giai đoạn 0-6 tháng tuổi thường hay bị chết hơn (tỉ lệ chết rất cao) là do không có sức đề kháng, không ăn, không bú sữa được vì vậy thường hay bị chết trong thời gian 4-5 ngày sau khi phát bệnh

  1. Triệu chứng của bệnh:
  • Giai đoạn tiềm phát: Trâu, bò, lợn.. có hiện tượng kém ăn, kém uống, không nhanh nhẹn như bình thường, gia súc thể hiện buồn bã, mũi thường xuất hiện khô hoặc có gỉ đặc..
  • Giai đoạn phát bệnh ( thể hiện rõ): Gia súc ăn, uống khó khăn, nước dãi chảy nhiều thành bọt mồm, bọt mép nhễ nhãi, thậm chí đầy bọt. xung quanh vùng mồm, miệng, niêm mạc lưỡi xuất hiện nhiều vết trợt, trạt (bong niêm mạc), nhiều mụn nước bị vỡ ra. Sau khi xuất hiện ở mồm rồi lan xuống vùng vú, vùng bẹn..: xuất hiện nhiều nốt lầm tấm, mụn nước nổi lên ( như rôm sảy và vỡ nước giống như bệnh lên sưởi hoặc bỏng rạ ở trẻ em). Tiếp theo là xuống các khe móng chân, xung quanh vành móng làm cho chân bị cước hoặc loét làm cho gia súc đi lại khó khăn… Khi xuất hiện bệnh thì gia súc thường bị sốt : nhiệt độ cơ thể từ 39,5-40,70c . khi đó gia súc bỏ ăn hoàn toàn là do đau mồm, miệng không thể ăn uống được – đây là cơ hội để một số bệnh khác xuất hiện vì vậy khi gia súc bị bệnh LMLM thường là bội phát các bệnh khác kèm theo)..
  1. Chữa trị những con đã mắc bệnh:

Theo nguyên tắc và trình tự:

–  Báo ngay cho người có trách nhiệm biết- tuyệt đối không được dấu .

  • Cách ly con vật đó ra khỏi đàn, cho ăn uống hoàn toàn bằng dụng cụ riêng.
  • Dùng phèn chua 0,2 kg phi lên, cho nước vào đun cùng với 0,3kg lá chè xanh (cho một con/ngày), đun sôi kỹ cho ra chất chát ( như chúng ta uống) + một ít muối ( nhạt như nước canh) Nước để ấm rồi lấy khăn ( mỗi con một khăn hoặc dẻ) thấm nước chè xanh vừa nấu trên rửa toàn bộ miệng, lưỡi , bầu vú và chân gia súc… những nơi xuất hiện lở loét. Sau đó ( bước tiếp theo) dung khế chua + chanh hoặc quất vắt lấy nước cũng dùng khăn rửa thấm, rửa lại như đối với nước chè xanh.

Bước tiếp theo là: dùng chất sát trùng: xanh metylen bôi lên những vùng vừa mới rửa hai loại dung dịch trên.

Trình tự ba bước như vậy coi như là xong một lần can thiệp, và cứ như vậy mỗi ngày làm ít nhất là 2 lần trong ngày đêm nếu tiến hành được 3-4 lần trong 24 giờ là tốt nhất.

Kết hợp với: Tiêm kháng sinh hàng ngày để chống bội phát bệnh khác : nếu bò sốt trên 40 độ thì tiêm 2 lần trong ngày, còn nhiệt độ cơ thể thấp hơn 40 độ thì tiêm một ngày một lần, kháng sinh có thể sử dụng: Ampi-kana; gentamicin, step + Penixilin..kết hợp với Suanovin (hoặc Dexametazon), vitaminC, B1, Cafein, canximage.., anaginC trong trường hợp bò không ăn dài ngày có thể truyền đường, muối 0,9%, lactate và Vitaplex.. theo chỉ dẫn của bác sĩ thú y.

Liệu trình điều trị như trên từ 3-5 ngày  liên tục gia súc sẽ trở lại bình thường.

  • Đối với bê nghé phải điều trị kịp thời và khẩn trương nếu không dễ bị chết.

Ghi chú: Đối với gia súc có chửa không dùng dexametazon để tiêm dễ gây xẩy thai; sau khi dùng kháng sinh hoặc điều trị bệnh xong nên dùng thuốc an thai để tiêm dưỡng thai.

Trong quá trình dùng liệu trình điều trị trên thì phải song song tiến hành đồng thời:

+ Dùng chất sát trùng là Iodin ( Haniodin) 10% pha theo liều chỉ dẫn trên vỏ chai phun toàn thân con vật kể cả con chưa bị ( trừ vùng mắt), nền chuồng, mái chuồng, nơi vắt sữa, dụng cụ vắt sữa, máng ăn, máng uống…mỗi ngày một lần và làm liên tục trong vòng 7-10 ngày

+ Xung quanh chuồng nuôi, lối ra vào nhà, chuồng nuôi, hố phân, rác thải ra phải được rắc vôi bột: 2-3 ngày rắc lại một lần

+ Tất cả thức ăn thừa, phân, rác thải,.. phải được gom thành đống để xử lý bằng vôi bột; đối với nước thải, nước dùng cho chăn nuôi phải được xử lý bằng nước vôi trước khi cho chảy ra cống rãnh công cộng hoặc ra vườn

 + Trong thời gian gia súc nhà mình mắc bệnh phải cách ly hoặc hạn chế tiếp xúc với người khác hoặc ra ngoài và thông báo với hàng xóm để hàng xóm biết để phòng bệnh

+ Khi gia súc khỏi bệnh trở lại ăn uống bình thường thì phân và chất thải của chúng phải được tiếp tục xử lý trong thời gian ít nhất 30 ngày để diệt hết mầm bệnh nếu không năm sau sẽ phát bệnh trở lại ngay chính gia đình mình.

+ Trong trường hợp gia súc bị chết không được bán chạy mà phải báo với nhà chức trách để xử lý theo quy định hiện hành.

+ Những con đang khai thác sữa không được dùng, không được bán ra ngoài mà phải xử lý tại nhà theo chế độ quy định.

 

 

 

 

 

MUA HẠT GIỐNG CỎ LIÊN HỆ SĐT 0363145282. TƯ VẤN VỀ BÒ GIỐNG LIÊN HỆ 0912233974.TƯ VẤN KHÓA HỌC THỤ TINH NHÂN TẠO LIÊN HỆ 0974045596 HOTLINE: 0983666586