• Tiếng Việt
  • Tiếng Anh

Tin tức

DỰ BÁO GIA TĂNG KHỦNG THUÔC KHÁNG SINH SỬ DỤNG Ở ĐỘNG VẬT VÀO NĂM 2030

 
 Theo nghiên cứu mới cho thấy, số lượng thuốc kháng sinh cho động vật được sử dụng cho con người sẽ tăng 52% và đạt 200.000 tấn vào năm 2030 trừ khi các chính sách được thực hiện để hạn chế việc sử dụng chúng.

Dự báo gia tăng khủng thuốc kháng sinh sử dụng ở động vật vào năm 2030

Các nhà nghiên cứu, đến từ ETH Zürich, Princeton, và Đại học Cambridge đã thực hiện đánh giá toàn cầu đầu tiên về các chính sách can thiệp khác nhau có thể giúp hạn chế mức tăng kháng sinh dự kiến ​​sử dụng trong sản xuất thực phẩm. Kết quả cho thấy một con số đáng báo động từ các ước tính vốn đã bi quan được đưa ra trong năm 2010, phần lớn là do các báo cáo gần đây về việc sử dụng kháng sinh cao ở động vật ở Trung Quốc.

Trong chăn nuôi hiện đại, một số lượng lớn thuốc kháng sinh được sử dụng để phòng bệnh và thúc đẩy tăng trưởng. Đồng tác giả Emma cho biết: “Trên toàn cầu, động vật nhận được hầu hết kháng sinh nhiều gấp ba lần so với con người, mặc dù phần lớn việc sử dụng này không cần thiết về mặt y khoa, và nhiều dòng nhiễm khuẩn kháng kháng sinh mới hiện đang phổ biến ở người sau khi bắt nguồn trong gia súc của chúng ta,” Emma Glennon, nghiên cứu sinh tiến sĩ tại khoa thú y trường đại học Cambridge, cho biết. “Do nhu cầu về thịt tăng lên và nông nghiệp tiếp tục chuyển từ canh tác nông nghiệp sang các hoạt động thâm canh hơn, nên việc sử dụng thuốc kháng sinh trong sản xuất lương thực sẽ ngày càng đe dọa đến hiệu quả của những loại thuốc cứu mạng này.”

Các chính sách toàn cầu dựa trên phí người sử dụng và các quy định nghiêm ngặt hơn có thể giúp giảm thiểu những dự báo đáng lo ngại này. “Theo chính sách thu phí người sử dụng, hàng tỷ đô la tăng trong doanh thu có thể được đầu tư vào việc phát triển các hợp chất kháng vi sinh mới hoặc cải thiện vệ sinh nông trại trên toàn thế giới để giảm nhu cầu kháng sinh, đặc biệt ở các nước có thu nhập thấp và trung bình,” tiến sĩ Thomas Van Boeckel đến ETH Zurich, đồng tác giả nghiên cứu cho biết.

So với kịch bản kinh doanh bình thường, thì một quy định toàn cầu giới hạn 50 mg thuốc kháng sinh/kg động vật/năm ở các nước OECD có thể giảm 60% tiêu thụ toàn cầu mà không ảnh hưởng đến phát triển kinh tế chăn nuôi ở các nước có thu nhập thấp.

Tuy nhiên, một chính sách như vậy có thể sẽ là một thách thức để thực hiện trong các bối cảnh giới hạn nguồn lực. Giải pháp thay thế có thể là áp đặt phí người sử dụng 50% giá hiện tại đối với thuốc kháng sinh thú y: điều này có thể làm giảm tiêu thụ toàn cầu 31% và tạo ra doanh thu hàng năm từ 1,7 đến 4,6 tỷ đô Mỹ.

Một yếu tố hạn chế quan trọng trong việc thực hiện đánh giá toàn cầu này là tiếp cập được đủ dữ liệu về khối lượng và giá bán kháng sinh thú y. Nghiên cứu này dựa trên dữ liệu có sẵn công khai, giới hạn ở 37 quốc gia. Các đại diện từ ngành thú ý là phương pháp tiếp cận cho nghiên cứu này nhưng tất cả đều từ chối chia sẻ thông tin về doanh số hoặc giá bán kháng sinh.

Thanh Vân (theo Eurekalert)

Nguồn: Sở KH&CN Đồng Nai

 

 

MUA HẠT GIỐNG CỎ LIÊN HỆ SĐT 0363145282. TƯ VẤN VỀ BÒ GIỐNG LIÊN HỆ 0912233974.TƯ VẤN KHÓA HỌC THỤ TINH NHÂN TẠO LIÊN HỆ 0974045596 HOTLINE: 0983666586