• Tiếng Việt
  • Tiếng Anh

Tin tức

RUỒI CÓ THỂ ĐÓNG VAI TRÒ TRUYỀN AFS VÀO TRANG TRẠI

 Anja Pernille Jacobsen, Phóng viên

 15 tháng 7 năm 2019

Về lý thuyết, lợn có thể bị nhiễm virut sốt lợn châu Phi khi ăn phải ruồi bị nhiễm bệnh. Các nhà nghiên cứu Đan Mạch đã đưa ra kết luận đó trên cơ sở các thử nghiệm với loài ruồi chuồng trại (stable flies) có tên khoa học là Stomoxys calcitrans  

Loài  ruồi Stomoxys calcitrans – Ruồi chuồng trại (stable fly), đã được sử dụng trong nghiên cứu này. Ảnh: Shutterstock

Kết quả này có thể giải thích cho sự bùng phát ASF vào mùa hè tại các trang trại vốn có chế độ áp dụng an toàn sinh học cao, thí dụ như ở các quốc gia Baltic.

Tiến sĩ Rene Bødker đã làm việc trên các trang trại nuôi lợn ở các quốc gia Baltic và các quốc gia khác ở Đông Âu  đã bị nhiễm ASF. Kết hợp với Viện Thú y Quốc gia (National Veterinary Institute) và Đại học Kỹ thuật Đan Mạch (Technical University of Denmark) trong một thời gian dài, ông đã cố gắng tìm ra phương thức có các yếu tố ảnh hưởng đến sự lây nhiễm giữa các đàn lợn, để tư đó các trại lợn chưa bị nhiễm bệnh tìm cách phòng tránh. Điều được biết là ASF lây lan giữa các con lợn qua tiếp xúc hoặc nếu lợn ăn phải thức ăn bị nhiễm bệnh.

Trong quá trình nghiên cứu, liệu ruồi liệu có vai trò gì không trong việc truyền bệnh này – đã hấp dẫn nhà khoa học này. Ông nói, các trang trại chăn nuôi ở các nước vùng Baltic có độ an toàn sinh học rất cao – và nhiều trại còn cao hơn các trang trại ví dụ như ở Đan Mạch. Các trang trại được đóng kín  với một hàng rào bao quanh. Không có xe tải chở động vật, thức ăn… được cho phép thâm nhập. Gần đây, một số trại còn lắp đặt cả các thiết bị lọc ruồi trong hệ thống thông gió để tránh đưa ruồi bị nhiễm ASF vào. Nhưng các trại đó vẫn bị nhiễm. Ruồi rất khó để đuổi chúng ra khỏi chuồng. Một hiện tượng cho thấy ruồi bị nhiễm ASF là một nguồn truyền bệnh, đó là tỷ lệ nhiễm bệnh AFS cao hơn nhiều trong những tháng hè.

Bùng phát bệnh dường như xảy ra bất ngờ ở các trang trại vốn có chế độ an toàn sinh học tốt. Và điều này cung cấp thêm lý do để Tiến sĩ Bødker nghi ngờ về ảnh hưởng của ruồi. Ông nói, ở tất cả các quốc gia đã được nghiên cứu, người ta bắt gặp những đàn lợn rừng bị nhiễm ASF bên ngoài các trang trại lợn đóng kín. Các nhóm khác nhau của lợn rừng bị nhiễm bệnh do chúng tiếp xúc trực tiếp. Loài “ruồi cắn – Biting fly) cũng được coi là có vai trò. Tuy nhiên, loài này không có khu vực sinh sống rộng lớn. (Ghi chú của người dịch: Loài ruồi cắn khá đa dạng, như ruồi hươu – ngựa (Tabanidae), ruồi chuồng vật nuôi (Stomoxys calcitrans), ruồi đen (BLACK FLIES – Simuliidae)

Ruồi được nhốt đang ăn máu bị nhiễm ASF. Ảnh: Ann Sofie Olesen

Ruồi như trục truyền bệnh cơ học

Loại ruồi ngựa ăn máu (Blood-feeding horse flies – thuộc  họ Tabanidae) được biết đến với cái gọi là “trục cơ học – mechanical vectors” đối với mầm bệnh virus. Những con ruồi này sống trong môi trường sống bán thủy sinh bên ngoài các trang trại, nơi chúng có thể tiếp xúc với lợn rừng bị nhiễm ASF trước khi vào chuồng nuôi lợn nhà.

Loại ruồi này thường không sống và sinh sản trong chuồng lợn nhà. Tuy nhiên, những con ruồi này to lớn nên khiến lợn đuổi hoặc vô tình ăn phải nếu lọt vào chuồng. Đây có thể là một cách bệnh có thể lây lan từ lợn rừng sang đàn gia súc và nó cũng có thể giải thích sự bùng phát lớn ở châu Âu trong những tháng mùa hè.

Để kiểm tra giả thuyết đó, Tiến sĩ Bødker và các đồng nghiệp của ông tại trường đại học nói trên đã thử nghiệm truyền ASF cho lợn bằng cách cho chúng ăn ruồi trước đó được nuôi bằng máu của những con lợn bị nhiễm ASF.

Gây nhiễm bằng cách ăn loại  “ruồi chuồng trại” bị nhiễm ASF

Các nhà nghiên cứu đã sử dụng loài “ruồi chuồng trại” (Stomoxys calcitrans) nhỏ con hơn, vốn dễ bắt và cho ăn  để thử nghiệm mô hình cho ruồi ăn máu. Thí nghiệm cho thấy lợn dễ dàng bị nhiễm ASF khi cho ăn ruồi được nuôi bằng máu chứa ASF. Thí nghiệm được tiến hành trên 3 nhóm, mỗi nhóm có 4 con lợn.

  • Nhóm 1: Lợn được bơm vào miệng 1 ml máu tăng cường, với liều 5 log10TCID50. Đây là nhóm đối chứng tích cực;
  • Nhóm 2: Lợn được bơm vào miệng 20 con ruồi đã được làm đồng nhất (homogenised flies), với liều 5.1-5.3 log10TCID50.
  • Nhóm 3: Lợn được cho ăn bánh mềm chứa 20 con ruồi còn nguyên vẹn;

Kết quả cho thấy:

3 con lợn ở nhóm 1 thể hiện các dấu hiệu lâm sàng khác nhau của  bệnh ASF (sốt, chán ăn, trầm cảm, co giật, nôn mửa) từ ngày 6 đến 17. Các con lọn này đã bị “cho chết” vào ngày 9, 15 và 17 sau khi tiêm. Chúng cũng hiển thị DNA của ASF trong máu. Còn con thứ 4 khỏe mạnh về lâm sàng, nhưng DNA của virus ASV cũng được phát hiện trong máu nó.

 

 

MUA HẠT GIỐNG CỎ LIÊN HỆ SĐT 0363145282. TƯ VẤN VỀ BÒ GIỐNG LIÊN HỆ 0912233974.TƯ VẤN KHÓA HỌC THỤ TINH NHÂN TẠO LIÊN HỆ 0974045596 HOTLINE: 0983666586