• Tiếng Việt
  • Tiếng Anh

KIẾN THỨC CHĂN NUÔI

BÒ HO, SỮA LOÃNG, CÁCH NUÔI BÊ

Mời T.S Tăng Xuân Lưu tư vấn:

Câu 1:    KG Hoàng Văn Hữu ở Đình Tổ – Thuận Thành – Bắc Ninh, sđt 0983. 138. 302 hỏi: Nhà tôi có nuôi bò sữa, khi mang sữa đến công ty thì họ không nhận và nói là sữa thiếu độ khô? Xin hỏi độ khô trong sữa bò là gì? Cách khắc phục như thế nào?

–   Bò bị chướng bụng đầy hơi thì chữa trị như thế nào?

Câu 2:   KG Phạm Công Minh ở Yên Thành – Nghệ An, sđt 01697. 507. 371 hỏi: Bò thụ tinh nhân tạo và phối giống trực tiếp thì cách nào tốt hơn Khi đẻ bê con ra thì cách nuôi như thế nào?

Trả lời:

Phối giống cho bò bằng 2 phương pháp là thụ tinh nhân tạo và cho bò đực nhảy trực tiếp: trong hai phương pháp này thì mỗi phương pháp có những điểm tốt và mặt hạn chế của nó:

+ đối với thụ tinh nhân tạo: Khi dùng tinh bò đực giống đã được kiểm soát về giống tức là giống đã được chọn lọc qua nhiều cá thể mới chọn ra con đực tốt để khai thác tinh và điểm kiểm soát chặt chẽ về bệnh duy truyền cũng như truyền nhiễm vì vậy khi lấy giống cho bò cái không sợ sự truyền bệnh từ con đực sang con cái cũng như tạo ra con bê có mầm bệnh. Thụ tinh nhân tạo nếu quản lý và ghi chép tốt sẽ không có sự đồng huyết, cận huyết vì vậy tạo ra ưu thế lai cao có nghĩa là bê sinh ra mạnh khỏe và lớn nhanh.

Hạn chế của phối giống nhân tạo là: người làm công tác thụ tinh nhân tạo phải có tay nghề cao, am hiểu sinh lý sinh sản của bò thì đạt được tỉ lệ thụ thai cao, mặt khác trên cùng một số bò cùng phối giống thì tỉ lệ thụ thai trong thụ tinh nhân tạo bao giờ cũng thấp hơn so với bò đực nhảy trực tiếp

+ đối với cho bò đực nhảy trực tiếp : bò đực phát hiện bò cái động dục chính xác , tỉ lệ đậu thai cao, người chăn nuôi không cần phải nắm cụ thể về tình hình động dục của bò cái nhà mình là thế nào ( đã có bò đực)

Hạn chế của việc cho bò đực nhảy trực tiếp là: bò đực thịt hiện nay nuôi ở các địa phương không phải là bò thuần mà thường là bò lai nên tạo ra bê con có độ máu lai thấp nên khả năng sinh trưởng phát triển kém hơn bê sinh ra từ thụ tinh nhân tạo. khả năng truyền bệnh từ bò đực sang bò cái là cao, không kiểm soát được nguồn bệnh tiềm ẩn từ bò đực

Khi bê đẻ ra thì kỹ thuật nuôi bê của cả hai phương pháp là giống nhau. Để nuôi bê được tốt bạn cần phải thực hiện qua các bước như sau:

     KỸ THUẬT CHĂM SÓC NUÔI DƯỠNG BÊ SƠ SINH

Chuẩn bị đón bê sinh ra:

  • Khi bò chuẩn bị đẻ phải trực đẻ để đón bê ra đời
  • Chuẩn bị: xô để hứng nước ối , khăn, dẻ , rơm khô, bông , kéo, chất sát trùng: iodin, cồn iot 5% hoặc xanh metylen… Đệm lót chuồng để bò mẹ và bê nằm sau khi sinh, thức ăn, nước uống cho bò mẹ sau khi sinh…

Trong trường hợp bê đẻ ra mà bò mẹ yếu thì dùng dẻ khô hay rơm rạ lau khô mình và móc nhớt bẩn trong miệng cho bê để bê dễ thở.  Sau đó dùng kéo đã sát trùng cắt rốn cho bê, vết cắt cách gốc rốn 5 cm. Dùng cồn Iot 5% hoặc xanh metylen.. sát trùng toàn bộ rốn còn lại

– Không được vuốt máu từ rốn nhau vào cơ thể bê và buộc rốn bê

  • Dùng tay bóc móng sữa cho bê và cân khối lượng, đeo số tai và ghi sổ..
  • Đưa bê và bò mẹ vào nơi có rơm hoặc chất độn chuồng để đảm bảo ấm, nếu trời rét phải sưởi ấm cho bê, thường đẻ bê đẻ ra thì cho bò mẹ liếm bê con sau đó cho bú sữa đầu sau 30 phút

 

  • Trong trường hợp bê không tự bú được hoặc đầu vú bò mẹ quá to thì phải tập cho bê bú sữa bằng tay:
  • Vệ sinh núm vú bò, tay người sạch sẽ trước khi cho bê vào bú …
  • Từ ngày thứ 7 bắt đầu tập cho bê ăn cỏ: cỏ non phơi héo hoặc cỏ khô chất lượng cao, cám, để vào máng cho bê ăn tự do
  • Khử sừng trong thời gian 7-15 nếu dùng hóa chất, nếu tiệt sừng bằng thiết bị điện hoặc nung thì có thể tiến hành trong vòng 1 tháng đầu (Nếu cần thiết)

 

  • + Bª kh«ng bÞ “sèc” trong giai ®o¹n cai sữa
  • + T¹o hÖ vi sinh vËt da cá ph¸t triÓn ®Ó bª thÝch nghi víi ®iÒu kiÖn ăn thøc ăn xanh thô và không bị tụt cân trong tháng đầu cai sữa
  • +Khi be ăn được 1-1,2 kg cám tổng hợp thì bắt đầu cai sữa (cai sữa ở 3 tháng tuổi)
  • + Bê sau khi đẻ 20 ngày tẩy giun tròn lần 1 và trước khi cai sữa tẩy lần 2
  • + Tiêm phòng các loại vacxin phòng dịch sau 1 tháng
  • + Định hướng nuôi: Giống hay nuôi lấy thịt và loại thải những bê bị khuyết tật
  • Mùa hè tắm chải cho bê 1 lần/ngày kể từ tháng thứ 2 trở đi. Mùa đông tắm chải vào trưa nắng ấm tối thiểu tuần/1lần.
  • Luôn có nước sạch trong máng cho bê uống tự do.  
  • Luôn sạch sẽ, đủ ánh sáng , thoáng mát mùa hè, ấm áp mùa đông.
  • Cần có sổ theo dõi bệnh tật và thức ăn hàng ngày

+ Công thức có thể phối trộn thức ăn cho bê tập ăn và nuôi bê trong thời gian bú sữa đến cai sữa:

  • Bột ngô : 50%, + Cám gạo loại 1:  20%
  • + Bột sắn :  10,0 %
  • + Bột đậu tương rang (nành), khô dầu: 15% -18 %                   
  • + Bột xương hoặc khoáng đa vi lượng: 1,5 – 2 % ,
  • +Muối (muối Iod càng tốt) : 1-1,5%
  • + Vi tamin ( Bcomplex) : 0,2-  0,5%
  • ( Chú ý đối với bê tập ăn không nên trộn bột cá mà tốt nhất là đậu tương rang )

 

Câu 3:    KG Lê Văn Hạnh ở Thôn 4 – Trung Thành – Nông Cống – Thanh Hóa, sđt 0373. 838. 620 hỏi: Bò mẹ trước đây cứ sau khi tách con từ 1,5 – 2 tháng thì đi giống  nhưng hiện nay cho ăn bã rượu trộn cám thì bò đã 4 tháng rồi mà vẫn chưa đi giống. Hỏi nguyên nhân và cách khắc phục?

 

Câu 4:   KG Chu Đức Thành ở Thanh Hà – Thanh Ba – Phú Thọ, sđt 0976. 291. 156 hỏi: Bò được gần 8 tháng tuổi, bị tróc vảy, bong da khắp thân, bò vẫn ăn uống bình thường, đã bị bệnh được 2-3 tháng nay. Hỏi nguyên nhân và cách khắc phục?

Trả lời:

Bò của bạn đã bị nấm là do bò ở trong môi trường ẩm thấp hoặc nằm trên phần rơm, rạ hoặc chất độn chuồng bị nấm vì vậy bạn cần tiến hành như sau:

  • Bò được tắm bằng nước sạch
  • Tiêm cho bò bằng loại thuốc: Ivomextin hoặc Hanmextin theo liều chỉ dẫn của nhà sản xuất. sau đó hàng ngày bạn dùng Haniodin nông độ 10% bôi ngày hai lần và phân vùng trên cơ thể bò để bôi : tức là bôi theo vùng không được bôi toàn thân một lúc như vậy rẽ gây ngộ độc cho bò hoặc bạn dùng Haniodin pha với axit oxalic nồng độ 0,2% bôi hàng ngày
  • Kết hợp tiêm thêm vitamin B1, C, canximage, bổ sung thêm khoáng đa vi lượng vào thức ăn tinh cho bò hàng ngày

Không để bò tắm hoặc đằm nơi nước bẩn, bùn và luôn luôn giữ khô cho bò thì mới nhanh khỏi bện

 

Câu 5: KG Tạ Thị Hoa ở Đông Lỗ – Hiệp Hòa – Bắc Giang, sđt 01665. 063. 155 hỏi: Bò bị ho cả ngày và đêm, BSTY đã tiêm cho bò 3 ngày thì giảm ho nhưng sau đó 3 ngày thì lại bị ho lại. Đã dùng nhiều loại thuốc để điều trị, đồng thời bò có hiện tượng bị rụng lông, đã bị được 2 tháng nay. Hỏi nguyên nhân và biện pháp khắc phục?

Trả lời:

Trước hết bò của bạn có thể đã mắc bệnh viêm phế quản phổi mãn tính khi điều trị được 3 ngày thì giảm ho và không điều trị nữa nên bò ho trở lại: như vậy ban đầu thú y đã chuẩn đoán đúng bệnh và dùng khá đúng thuốc nhưng vì điều trị chưa đủ liều nên bò quay bệnh trở lại. như vậy bạn phải tiếp tục điều trị lại nhưng theo một liệu trình từ 5-7 ngày với loại kháng sinh hướng hô hấp như : cefazolin + kanamicin + Dexamethazon (nếu bò không có thai) hoặc Suanovin + Ephedrin.+ các loại vitamin như B, C, D và E

 Sau khi điều trị bò ổn định rồi bạn phải tẩy giun phổi hoặc giun kim cho bò bằng loại thuốc Ivomextin hoặc Hamextin ..tất cả các loại thuốc trên theo liều chỉ dẫn của nhà sản xuất.

Kết hợp chăm sóc nuôi dưỡng bò tốt hơn để bò chóng hồi phục sức khỏe

 

Khán giả Cao Thị Ẩn ở Bình Thuận, SĐT: 01678.194.730 có hỏi: Con bò mẹ bị mất sữa, không có sữa cho con bú. Hỏi làm thế nào để bò có nhiều sữa?

Trả lời:

Bò mẹ mất sữa sau khi đẻ có nhiều nguyên nhân có thể là bò mẹ đã ăn phải nhau thai của nó sau khi đẻ, hoặc bò bị ăn phải loại thức ăn gây mất sữa như thân lá dâu, thuốc hóa học vv.

Khi bò mất sữa phải điều trị kịp thời nếu để sau 7-10 ngày thì khả năng hồi phục khả năng tiết sữa trở lại là khó khăn. Bạn có thể chăm sóc nuôi dưỡng bò tốt hơn như cho ăn cỏ xanh, non, 1-5-2,0 kg thức ăn tinh hỗn hợp cho bò sinh sản nuôi con/ ngày, cho bò ăn thêm bã bia, bã đậu nành vv..

Sử dụng thuốc kích thít tiết sữa như Prolactin hoặc Oxytocin tiêm 2-3 ngày theo liều chỉ dẫn của nhà sản xuất.

 

 

 

MUA HẠT GIỐNG CỎ LIÊN HỆ SĐT 0363145282. TƯ VẤN VỀ BÒ GIỐNG LIÊN HỆ 0912233974.TƯ VẤN KHÓA HỌC THỤ TINH NHÂN TẠO LIÊN HỆ 0974045596 HOTLINE: 0983666586