• Tiếng Việt
  • Tiếng Anh

Thông tin mới

TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU BÒ VÀ ĐỒNG CỎ BA VÌ THAM DỰ HỘI NGHỊ HOÀN THIỆN ĐỀ ÁN PHÁT TRIỂN ĐÀN NGỰA BẠCH GẮN VỚI XÂY DỰNG THƯƠNG HIỆU VÀ DU LỊCH SINH THÁI HUYỆN CHI LĂNG TỈNH LẠNG SƠN

      Chi Lăng nằm ở phía Nam của tỉnh Lạng Sơn, có tổng diện tích tự nhiên là 70.421,9 ha trong đó đất nông nghiêp chiếm 76,52 % , đất phi nông nghiệp chiếm 4,71 % đất chưa sử dụng chiếm 18,77%.Tổng dân số trên 77 nghìn người gồm 03 dân tộc chủ yếu là Nùng, Tày, Kinh…

      Ngựa vốn là loài gắn bó lâu đời với người dân trên địa bàn huyện, đặc biệt là người dân tộc Nùng, tày. Nhưng con ngựa bạch là một tài sản lớn được coi như là một “bảo vật” của mỗi gia đình, giống ngựa này được nuôi chủ yếu tại xã Hữu Kiên, xã Chiến Thắng  của huyện.Trong những năm gần đây, phát triển chăn nuôi ngựa nói chung và ngựa bạch nói riêng, đã tạo ra nguồn hàng hóa đặc sản có giá trị kinh tế cao được xem là hướng đi mới, có khả năng phát huy tiềm năng, thế mạnh của địa phương và có ý nghĩa lớn trong việc bảo tồn, phát triển nguồn gen ngựa Bạch quý này. Đến nay huyện Chi Lăng có khoảng 1.800 con ngựa trong đó ngựa bạch là 760 con chủ yếu tập trung tại xã Hữu Kiên. Để nâng cao hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi ngựa bạch, tăng giá trị, tỷ trọng chăn nuôi , nâng cao chất lượng ngựa bạch, huyện Chi Lăng đã xây dựng và hoàn thiện  “ Để án nâng cao chất lượng đàn ngựa bạch gắn với xây dựng thương hiệu và hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm từ ngựa bạch”, Huyện Chi Lăng để trình UBND Tỉnh phê duyệt.

       Chiều ngày 29 tháng 3 năm 2019 tại Ủy ban nhân dân huyện Chi Lăng đã chủ trì tổ chức hội nghị để lấy ý kiến của các nhà quản lý, nhà khoa học, nhà chăn nuôi và các ngành kinh tế trong huyện như: Ngân hàng chính sách, ngần hàng nông nghiệp, các nhà phân phối sản phẩm, nhà  chế biến sản phẩm từ ngựa. Tham dự có: Bác sĩ Nguyễn Hữu Trọng – Viện trưởng Viện y học cổ truyền sản phẩm hữu cơ Việt Nam, T.S Hà Phúc Mịch – Chủ tịch hiệp hội nông nghiệp hữu cơ Việt Nam, T.S Tăng Xuân Lưu – Giám đốc trung tâm nghiên cứu Bò và đồng cỏ Ba Vì, G.S Nguyễn Huy Oánh – nguyên là giảng viên cao cấp học viện chính trị quốc gia – Hội đồng khoa học Viên y học cổ truyền sản phẩm hữu cơ tham dự và phát biểu đóng góp xây dựng đề án.

      Là người gắn bó rất lâu với huyện Chi Lăng đặc biệt là con ngựa bạch Chi Lăng, bác sĩ Nguyễn Hữu Trọng phát biểu : “ Đứng về mặt phục vụ sức khỏe cộng đồng , dự án này đã đáp ứng được mong mỏi của các y tổ thế giới, cũng như Việt Nam về một sản phẩm ăn mà có thể làm thuốc, thuốc cũng đồng thời là ăn, với 40 năm gắn bó với ngựa bạch được biết đến là vua ngựa bạch trên đất nước này, tôi rất vinh dự khi cùng ban ngành lãnh đạo địa phương cùng thống nhất hoàn thiện đề án nâng cao phát triển đàn ngựa bạch Chi Lăng, mong muốn đưa dự án lên tầm cao, đưa vào sản phẩm trọng điểm của tỉnh, địa phương sẽ có một đàn ngựa bạch phục vụ sức khỏe cộng đồng tiến tới xuất khẩu”

     Ông Hà Phúc Mịch – Chủ tịch hiệp hội nông nghiệp hữu cơ Việt Nam cho biết: “ Thúc đẩy phát triển con ngựa bạch, phát triển bền vững, nâng cao giá trị, nâng cao thu nhập của người dân , để người dân có thể thấy được lợi thế lâu dài.Cần có sự vào cuộc quản lý của lãnh đạo hỗ trợ cho bà con, trách nhiệm của các sở, huyện, phải làm từ gốc vấn đề thị trường đầu ra, kỹ thuật, cơ cấu lại con giống, cơ cấu sản xuất sản phẩm vật nuôi thành sản phẩm hữu cơ , phải chứng minh được nguyên liệu đầu vào, tạo nên giá trị khác cho sản phẩm ngựa bạch Chi Lăng”

       Cũng trong hội nghị T.S Tăng Xuân Lưu- Giám đốc Trung tâm nghiên cứu Bò và đồng cỏ Ba Vì cho biết“ Ngựa bạch trên đất nước ta không phải là một con số lớn, ngựa bạch là giống ngựa đột biến gen “Bạch tạng” đã được ổn định là rất quý, cần được bảo tồn và phát triển chúng với “nguồn dược liệu quý” theo y học cổ truyền Việt nam. Chúng ta cần khai thác chính là khai thác sản phẩm đặc hữu địa phương, sản phẩm bản địa, khai thác được bản chất sinh học của con ngựa bạch. Để phát triển đàn ngựa bạch cần tác động về giống và thức ăn , thú y;  giống là tác động vào khâu cải tạo nó thông qua các biện pháp kỹ thuật như “đảo đực” từ địa phương này với địa phương khác để làm “tươi máu” đàn ngựa chứ không phải dùng con đực “giống khác” hoặc thụ tinh nhân tạo (địa phương không có người nào làm được việc này hiện nay) để làm tăng khối lượng. Tác động vào dinh dưỡng để ngựa to lên về thể vóc và chất lượng, tác động các biện pháp kỹ thuật để tăng khả năng sinh sản, tăng đàn; Về thức ăn chính là làm cho ngựa béo lên, khỏe lên sinh sản nhiều hơn, chống bệnh tốt hơn và chất lượng ngựa tốt hơn, tăng thu nhập hơn cho người chăn nuôi. Về chính sách: Định hướng và tác động chính sách từ nhà quản lý, vốn từ các ngân hàng chính sách, kỹ thuật từ nhà quản lý khoa học công nghệ. Về vấn đề thức ăn: hỗ trợ giống cỏ miễn phí cho bà con nuôi ngựa, trồng các loại cỏ giàu protein như mulato 2, thêm cây họ đậu cụ thể là keo dậu vào khẩu phần ăn của ngựa (thức ăn rất cần thiết cho ngựa), vừa cải tạo đất lại phủ xanh đất trống đồi núi trọc, chọn các giống cỏ phù hợp với đất đai địa hình. Điều quan trọng là giữ gìn giống bản địa và nhân nó lên phát triển theo hướng hàng hóa gắn liền với sản phẩm đặc hữu bản địa (xây dựng sản phẩm địa phương). Xây dựng mối quan hệ ràng buộc mật thiết giữa người chăn nuôi , nhà khoa học, quản lý, doanh nghiệp, xây dựng sản phẩm mang tính chất vùng miền, làm sao để nói đến Chi Lăng ngoài quả Na đã rất nổi tiếng thì người ta còn nói đến ngựa và sản phẩm ngựa bạch Chi Lăng. Trung tâm nghiên cứu bò và đồng cỏ Ba Vì hiện nay đang xây dựng khu Nông nghiệp sinh thái và có thế mạnh về kỹ thuật sinh sản, thú y và giống cỏ sẽ hợp tác chặt chẽ với địa phương và Viện y học cổ truyền sản phẩm hữu cơ để làm cho con ngựa và sản phẩm từ ngựa Bạch Chi Lăng tai Vùng du lịch Ba Vì Hà Nội.

    Phó chủ tịch thường trực huyện kỹ sư Vi Nông Trường đã tổng hợp lại các ý kiến đưa vào biên bản và thống nhất chỉnh sửa trình các cấp có thẩm quyền phê duyệt triển khai trong thời gian sớm nhất. Sau hơn ba tiếng thảo luận sôi nổi, nghiêm túc hội nghị đã diễn ra sôi nổi và thành công tốt đẹp.

Người đưa tin

Nguyễn Hải Anh

 

 

 

MUA HẠT GIỐNG CỎ LIÊN HỆ SĐT 0363145282. TƯ VẤN VỀ BÒ GIỐNG LIÊN HỆ 0912233974.TƯ VẤN KHÓA HỌC THỤ TINH NHÂN TẠO LIÊN HỆ 0974045596 HOTLINE: 0983666586