• Tiếng Việt
  • Tiếng Anh

KIẾN THỨC CHĂN NUÔI

BÒ CHƯỚNG BỤNG , ĐI NGOÀI

Câu 1: Khán giả Nguyễn Tân Vinh ở Thạch Điền, Thạch Hà, Hà Tĩnh, sđt: 0163 691 0868 Hỏi: Bò nuôi được 5 năm tuổi, đã 2 ngày nay, bò bị chướng bụng, đi ngoài, bỏ ăn. Tôi đã tiêm Biocabin, cho uống tỏi, gừng nghiền ra với muối nhưng không đỡ mà bệnh nặng hơn. Xin hỏi, bò bệnh gì và cách khắc phục như thế nào?

Trả lời: Bò của bạn bị chướng bụng đầy hơi có thể  do một số nguyên nhân chủ yếu sau: thức ăn có nhiều nước, thức ăn bị mốc, thức ăn bị ôi thiu, ngộ độc các hợp chất hữu cơ hoặc vô cơ như: thuốc trừ cỏ, diệt chuột, ngộ độc sắn, ngô độc ure.vv

Khi bò bị mắc chứng bệnh chướng bụng đầy hơi: trước hết bạn phải xem hoặc phán đoán là nguyên nhân từ đâu, từ đó mới có biện pháp can thiệp đúng cách và đúng thuốc. khi trâu bò bị chướng bụng đầy hơi thì phải khẩn trương làm thế nào đó để ức chế được vi khuẩn lên hơi ở dạ cỏ và làm cho khả năng thoát hơi ra ngoài càng nhanh càng tốt. Trong trường hợp bò của bạn bị chướng bụng + đi ngoài thì việc đi ngoài không phải là bệnh chính mà là do chướng hơi nên tạo cho bò đi phân “non” vì vậy bạn phải tập trung vào điều trị bệnh chướng dụng đầy hơi. Để thoát hơi nhanh bạn tiến hành trình tự một số việc như sau:

  • Trước hết tạm thời ngừng bỏ các loại thức ăn mà trâu bò đã và đang sử dụng, không cho ăn tiếp bất cứ loại gì khi mà chưa giải quyết hơi ở dạ cỏ.
  • Bạn dùng rơm xoa xuôi từ sống lưng xuống đến đuôi và xoa xuống theo kim đồng hồ bên hông dạ cỏ, nắm lưỡi kéo ra kéo vào để tạo khả năng ợ hơi + đi găng tay móc phân ra.
  • Tiếp theo bạn cho trâu bò uống bài thuốc sau:
  • Bồ kết 10-12 quả, đốt khói cho ngửi và để tro lại;
  • Gừng 2-3 củ;
  • Tỏi 3-4 củ;
  • Lá trầu không: 1 nắm;
  • Lá khế: 1 nắm;
  • Lá thị: 1 nắm;
  • Hương nhu: 2-3 cành;
  • Muối: 30 gam;

(không nhất thiết phải đủ tất cả các thứ nêu trên)

Tất cả các thứ trên giã nhỏ + 2 lít nước sau đó lọc bỏ bã + 300 ml rượu hoặc 2 lít bia hơi cho trâu bò uống x 2 lần/ngày;

  • Cho trâu bò uống thêm 0,1-0,12 kg magesunfat (MgSo4);
  • Tiêm : 20 ml cafein + 30-40 ml canximage + 10 ml vitamin.

Trong trường hợp bệnh nặng thì phải gọi bác sỹ thú y đến can thiệp (bạn không nên lạm dụng nhiều Bilocacbin để tiêm).

Trong trường hợp bạn đã tiến hành như trên mà không xẹp thì bạn phải dùng tiếp liệu pháp: Chuyền 02 chai lactate + 01 chai muối 0,9% + 01 chai đường 10 hoặc 20% + 30 ml magie sunfat,  sau khi chuyền xong trong thời gian 1-2 giờ thì bò bắt đầu xẹp hơi.

Trong trường hợp cuối cùng sau khi sử dụng các liệu trình trên mà không được thì bạn phải dùng Troaca để chọc dạ cỏ (kỹ thuật này phải biết kỹ thuật, nếu không sẽ gây nguy hiểm cho bò).      

Chú ý: trong trường hợp trâu bò bị chướng bụng đầy hơi do ăn phải lá, củ sắn thì dùng thêm 5 gam xanhmetylen hòa với 0,5 kg đường glucoza cho uống và không được dùng Atropin để tiêm giải độc.

Trong 1-2 ngày sau khi điều trị khỏi chướng bụng đầy hơi thì không nên cho bò ăn thức ăn tinh để chống tái phát trở lại và kiểm tra lại thức ăn trước đây đã sử dụng. trong trường hợp phát hiện ra thức ăn bị mốc hoặc nghi có độc thì phải loại bỏ hoàn toàn.

Câu 2: Khán giả Lê Thùy ở Hoài Đức – Hà Nội, SĐT: 01694 120 082 có hỏi: Bò hay bị bệnh chướng bụng, đầy hơi, 3-4 tiếng sau là chết. Xin hỏi nguyên nhân và cách khắc phục.

Bò bị chướng bụng đầy hơi bao gồm một số nguyên nhân chính sau:

  • Bò ăn nhiều cỏ non hoặc nhiều cỏ non vào mùa xuân
  • Thức ăn bị ôi, mốc, ure (dạng nước)
  • Ngộ độc một trong các trường hợp như: ngộ độc thuốc trừ sâu,thuốc diệt chuột, sắn tươi hoặc nước bã sắn, thân lá hoa trúc đào .v.v..
  • Ăn quá nhiều thức ăn tinh

Khi bò bị bệnh chướng bụng đầy hơi thì dạ cỏ chèn ép lên phần hệ thống tuần hoàn và hô hấp qua hoành cách mô ( xoang ngực) dẫn đến chết do ngạt thở vì vậy khi trâu bò bị bệnh chướng bụng đầy hơi thì nhanh chóng tìm mọi biện pháp can thiệp để hạn chế sự lên hơi ở dạ cỏ và đẩy hơi ra ngoài.

Cách can thiệp như sau:

Biện pháp cơ học đâu tiền: dùng rơm đánh xuôi từ phần cột sống vai đến đuôi và đánh xuôi chiều từ hông tới bụng, nắm lưới trâu bò kéo ra kéo vào để tạo cho bò ơn hơi.

Tiếp đến là dùng bài thuốc sau:

  • Lá khế, lá trầu không, lá thị(nếu có), lá cúc tần..mỗi thứ một nắm to
  • Hương nhu hoặc lá quế: 1-2 cành
  • Tỏi 5-6 củ
  • Bồ kết 10-12 quả đốt khói cho trâu bò ngưởi cong tro giữ lại

Tất cả các thứ trên giã nhỏ + 1 ít muối + 300ml rượu trắng + nước cho đủ 1 lít cho bò uống

Cho bò uống 0,2-0,3 kg magiesunphat

Cho bò uống 2-3 lần/ ngày

Kết hợp tiêm thêm: canximagie :30-50ml + ca fein : 15-20ml + 10-15 ml Atropin ( nếu là bị ngộ độc sắn và nước bã săn thì không được tiêm atropin) + 7-8 ml thuốc lợi tiểu như: Urotropin hoặc Furosemit

Sau khi sử dụng các bước trên trong khoảng thời gian 30-45 phút bì hơi giảm dần

Trong trường hợp can thiếp như trên trong thời gian 2-3 giờ mà không ngót hơi thì tiếp tục như sau:

  • Cho trâu bò uống 2-3 lít bia hơi sau đó dùng găng tay thò qua hậu môn lấy phân ra
  • Nếu thực hiện tiếp theo mà chưa xẹp hơi thì phải thực hiện tiếp khâu chuyền nước như sau:

+ lactate 2 chai + 1 chai muối 0,9% + 1 chai đường 20% + 30-40ml dung dịch Mgiesunphat(loại tiêm)..

Phòng bệnh:

  • Không cho bò ăn nhiều cỏ non chứa nhiều nước ( nhất là nước sương mù) mà cần phải phơi héo mới cho trâu bò ăn
  • Không cho trâu bò ăn lá sắn khi trời mưa vừa mới tanh hoặc nắng trong ngày sau cơn mưa, không để trâu bò uống nước thải ra từ chế biến sắn tươi, mầm cây sắn..
  • Không chăn thả hoặc cắt cỏ cho trâu bò ăn vùng có sử dụng thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ vv
  • Không sử dụng thức ăn ôi, thối, mốc cho trâu bò ăn
  • Không cắt cỏ nơi trồng cây trúc đào ( cành, lá, hoa trúc đào)

 

 

MUA HẠT GIỐNG CỎ LIÊN HỆ SĐT 0363145282. TƯ VẤN VỀ BÒ GIỐNG LIÊN HỆ 0912233974.TƯ VẤN KHÓA HỌC THỤ TINH NHÂN TẠO LIÊN HỆ 0974045596 HOTLINE: 0983666586