• Tiếng Việt
  • Tiếng Anh

KIẾN THỨC CHĂN NUÔI

BÒ ĐẺ, ĐỘNG DỤC

Câu 1: KG Nguyễn Văn Hà ở Mộ Đạo – Quế Võ – Bắc Ninh, sđt 0914. 351. 668 hỏi: Bò đã đẻ được 1 lứa, từ đó đến nay đã hơn 1 năm, bò vẫn động dục theo chu kỳ nhưng phối giống hay thụ tinh cho bò đều không được, bò vẫn ăn uống, khỏe mạnh bình thường. Hỏi nguyên nhân và cách khắc phục.

Trả lời: bò phối nhiều lần mà không thụ tinh có thể xẩy ra hai nguyện nhân sau:

+ Có thể bò động dục đúng chu kỳ và có rụng trứng nhưng sừng tử cung bị viêm nên hợp tử không làm tổ được

+ Bò có chu kỳ động dục nhưng không rụng trứng vì vậy phối giống không đạt kết quả

Cách khắc phục như sau: bò cần được điều trị viêm tử cung bằng cách dùng dung dịch Haniodin 10% pha loãng 10% với liều 50-60ml thụt rửa than sừng tử cung/ ngày/ lần và làm 3 lần liên tục mỗi lần cách nhau 1 đến 2 ngày ; sau lần thụt rửa cuối cùng với khoảng cách 4-5 ngày tiêm một mũi thuốc Hanprost hoặc Viprost ( tức là loại thuốc Prostaglandin nhóm F2 alpha) với liều 25 mg/con/lần ( sau khi tiêm 2-3 ngày nếu bò động dục thì không phối giống) và đến ngày thứ 11 sau mũi tiêm đó thì tiêm lại lần 2 với liều 25mg/ con sau khi tiêm muic này 2-3 ngày bò động dục thì phối giống bình thường. Chúc thành công !

 

Câu 2: KG Đoàn Văn Thân ở Bái Thượng – Toàn Thắng – Gia Lộc – Hải Dương, sđt 01676. 092. 057 hỏi: Bò bị khó đẻ, cứ đẻ xong khoảng 3-4 tiếng mới thấy ra nhau, lứa nào cũng bị như vậy. Hỏi nguyên nhân và cách khắc phục?

Trả lời: Bò sau khi đẻ từ 3- 6 tiếng đồng hồ  thì nhau ra và nếu sau 12 tiếng đồng hồ mà nhau không ra thì coi như bị sát nhau hoàn toàn và lúc đó mới phải can thiệp . còn trường hợp bò của bác sau khi đẻ 3-4 tiếng đồng hồ nhau thai ra hết là tốt ( bình thường) không phải can thiệp gì cả.

 

Câu 3: KG Tô Thùy Dương ở Ngọc Lý – Tân Yên – Bắc Giang, sđt 01634. 613. 550 hỏi: Bò chửa còn khoảng 3-4 tháng nữa đẻ thì 2 chân sau đi kéo lê xuống đất, từ khi đẻ xong đến giờ được 1 tháng mà vẫn đi như vậy. Bò vẫn ăn uống và hoạt dộng bình thường. Hỏi nguyên nhân và cách khắc phục.

Trả lời: bò trước khi đẻ 3-4 tháng nữa mới đẻ có nghĩa là bò chửa được 6-7 tháng mà bị hai chân sau kéo lê xuống đất là có thể:

Bò bị bại liệt trước khi đẻ do quá trình chăm sóc nuôi dưỡng bò bị thiếu khoáng ( thiếu canxi, photpho) dẫn đến bại liệt hoặc bò của bác bị ngoại vật tác động mạnh vào dây thần kinh hai chi sau dẫn đến viêm dây than kinh mà làm cho bò bị bại liệt. Trong trường hợp này phải dùng canxi B12 hoặc canxi manhe để chuyền hoặc tiêm liều 50-60ml/con/ngày kết hợp với H5000 tiêm ngày/ lọ 5 ml/ lần x 5-7 ngày liên tục; kết hợp với Biodin. Hai châm sau dùng thêm còn xalixilat 10% xoa bóp 3 lần / ngày hoặc dùng lá láng + vỏ cây gạo hoặc vỏ cây núc nác + lá ngải cứa + gừng + nước giải + ít rượu + ít muối xào nóng lên để chường ngày 2-3 lần cho đến khi bò khỏi . trong trường hợp kiểm tra hai bên đùi sau mà có hiện tượng sưng nóng, đau thì dùng thêm 7-10 ml dung dịch Sunovin hoặc ketophen hoặc Diclofenax tiêm bắp ngày/ lần và tiêm lien tục 4-5 ngày liền .

 Câu 4.       Khán giả Phạm Văn Hà ở Tân Đức, Hàm Tân, Bình Thuận, SĐT: 01647 526 137 hỏi: Bò hay bị khó đẻ, con đẻ ra thường bị ngạt, bò mẹ chuẩn bị đẻ 1 lứa nữa. Xin hỏi làm cách nào cho bò dễ đẻ mà bò con không bị ngạt?

Trả lời:

Bò thường hay đẻ khó bao gồm một số nguyên nhân : – Bò tơ(đẻ lứa 1), bò có khối lượng bé, bò có mình dẹt ( hẹp xương chậu)..,bò cho phối giống với bò đực có khối lượng lớn hoặc thụ tinh nhân tạo với giống bò ngoại.. vì con sinh ra  có khối lượng sơ sinh lớn dẫn đến hiện tượng đẻ khó.

Khắc phục: Khi bò chuẩn bị đẻ thì cần phải trực bò đẻ để can thiệp. chú ý: khi hiện tượng bọc ối nguồn ra nếu chưa vỡ thì phải xé để thoát dịch để bê không bị ngạt, khi thấy 2 chân trước đã thò ra hoặc bò rặn nhiều mà chưa thấy bê con thò ra thì phải kiểm tra để hộ trợ đẻ . Khi bê ra rồi thì phải dùng dẻ khô hoặc rơm lau khô mình bê , móc nhớt trong mồm bê ra, trong trường hợp bê bị ngạt, khó khè thì cần nắm 2 chân sau dốc đầu bê xuống và móc hết nhớt trong mồm ra , trong trường hợp cần thiết thì phải thổi hơi và hút hết dịch trong đường hô hấp ra. 

 

Câu 5.        Khán giả Lê Văn hân ở Hải Quát, Hải Sơn, Thanh Hóa, SDDT: 0973 137 884 hỏi: Bê con được 70kg, bị đi ngoài phân xanh lỏng, đã bị 6 ngày nay. Xin hỏi nguyên nhân cách khắc phục?

Trả lời: bê đi lỏng phân xanh đó là hiện tượng bê bị nhiễm giun trònkhá nặng vì vậy  bạn cần tẩy giun cho bê bằng thuốc Hamextin với liều 1ml cho 8-10kg khối lượng cơ thể. 

 

Câu 6.        Khán giả Trình Văn Điền ở Lương Tài, Quảng Phú, Bắc Ninh, SĐT: 01688 405 477 hỏi: Bò đẻ 4 lứa rồi, lứa thứ 5 này đã lấy giống 5 lần mà chưa được. Xin hỏi cách khắc phục?

Trả lời: bạn kiểm tra xem bò của bạn có bị viêm nhiễm đường sinh dục hay không ? nếu  thân sừng bị viêm thì hợp tử không có khả năng làm tổ đươc.hoặc bò của bạn có thể động dục mà không có rụng trứng ( thường động dục yếu, kéo dài hoặc chu kỳ động dục không đều ?..)

Bạn khắc phục như sau: bạn cần gọi bác sỹ thú y hoặc kỹ thuật dẫn tinh nhân tạo đến và thụt rửa thân sừng tử cung bò bằng loại thuốc : HanIodin 10% pha loãng 10% hoặc dung dịch Rivanol 1-2% thụt cho bò 2-3 lần,mỗi lần cách nhau 1-2 ngày. Sau lần thụt cuối 4-5 ngày bạn tiêm cho bò 25 mg dung dich thuốc Lutalyse hoặc HanProst hoặc Viprost sau đó kỳ động dục sau thì phối giống bình thường.

Chú ý: khi bò đang trong thời gian động dục thì không nên thụt rửa mà đợi sau khi bò kết thúc động dục 3-4 ngày mới can thiệp

Câu 7: KG Hoàng Quốc, Nghệ An, SĐT: 01273 878 287 có hỏi: Bò đẻ ít (1,5 năm 1 con). Xin hỏi làm thế nào để bò đẻ 1 năm 1 con?

Trả lời:

Chăm sóc nuôi dưỡng tốt thì bò đẻ 1 năm một c0n, nếu chăm sóc không tốt thì 1,5-1,6 năm mới được một con thậm chí còn dài hơn. Để bò đẻ được một năm một con thì bạn phải thực hiện đúng quy trình như sau:

Bò trước lúc đẻ 2 tháng phải được chăm sóc tốt để đạt được thể trạng “béo” (nếu chấm điểm thể trạng thì phải đạt mức 3,5-3,7), sau khi bò đẻ xong thì cần chăm sóc tốt để vừa cung cấp sữa nuôi con vừa có năng lượng và protein cho tích lũy cơ thể để đạt được thể trạng tốt (vẫn béo) thì sau khi đẻ 40-45 ngày là bò động dục trở lại. trong trường hợp bò nuôi tốt (đang nuôi con) mà không thấy bò lên giống thì can thiệp bằng hormone như sau: ngày bắt đầu can thiệp thì tiêm một liều Hanprost hoặc lutalyse , ngày thứ 2 tiêm  cho bò một liều GnRH thì ngày thứ 4-5 theo dõi bò động dục để phối giống 

Câu 8: KG Mai Văn Phong, Gia Lai, SĐT: 01222 577 589 có hỏi: Bò bị lòi tử cung thì có sinh sản được nữa không? (Đã cho tử cung vào trong bình thường).

Trả lời: trong quá trình đưa tử cung trở vào và giữ vệ sinh tốt (không bị viêm) thì không ảnh hưởng gì đến kỳ sinh sản tiếp theo. Trong trường hợp bò của bạn đã đưa vào được bình thường, và như vậy sau thời gian 30-35 ngày kể tư khi đưa vào thì bạn nên gọi thú y đến để kiểm tra lại và nên thụt rửa cho bò 1-2 lần để phòng bệnh viêm thân sừng tử cũng dẫn đến lấy giống nhiều lần không đậu thai . cần chăm sóc nuôi dưỡng tốt để bò chóng hồi phục trở lại.

 

 

MUA HẠT GIỐNG CỎ LIÊN HỆ SĐT 0363145282. TƯ VẤN VỀ BÒ GIỐNG LIÊN HỆ 0912233974.TƯ VẤN KHÓA HỌC THỤ TINH NHÂN TẠO LIÊN HỆ 0974045596 HOTLINE: 0983666586